Giống như các biến thể virus SARS-CoV-2 trước đó, các bác sĩ cho rằng người nhiễm biến thể Omicron cũng có thể gặp những ảnh hưởng lâu dài sau khi hồi phục.


Người phụ nữ đi ngang qua bức tranh COVID-19 trên một con phố ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin AP, nhiều tuần sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, một số bệnh nhân đã được chẩn đoán gặp chứng COVID-19 kéo dài. Chuyên gia Maria Van Kerkhove của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các tác động của hội chứng này thường xuất hiện khoảng 90 ngày sau khi các triệu chứng của bệnh COVID-19 biến mất.

Bà Kerkhove cho biết bà chưa thấy bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra tỉ lệ người gặp chứng COVID-19 kéo dài sau khi nhiễm Omicron thay đổi so với các biến thể trước đó. Tiến sĩ Linda Geng tại Đại học Stanford, người đồng chỉ đạo một trong nhiều phòng khám chuyên điều trị chứng COVID-19 kéo dài, nói rằng mặc dù bà không thể chắc chắn, nhưng rất có thể sẽ có một làn sóng bệnh nhân mới liên quan đến hội chứng này. "Chúng ta cần phải thận trọng và chuẩn bị cho tình huống đó”, bà nói.

Nhìn chung, một số ước tính cho thấy trên 1/3 số người sống sót sau COVID-19 sẽ phát triển một số triệu chứng COVID-19 kéo dài. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sương mù não, khó thở, lo lắng và nhiều vấn đề khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng COVID-19 kéo dài có nhiều nguy cơ xảy ra đối với những người phải nhập viện sau khi nhiễm bệnh, nhưng một số nhà khoa học cho biết tình trạng này cũng có thể xảy ra ngay cả ở người chỉ mắc bệnh nhẹ.

Omicron đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành biến thể thống trị toàn cầu, chỉ một thời gian ngắn sau khi được phát hiện ở phía nam châu Phi vào cuối năm ngoái. Dù biến thể này gây ra bệnh nhẹ hơn so với chủng Delta, nhưng nó vẫn khiến nhiều bệnh viện chịu áp lực vì quá tải.

Trong khi đó, các nhà khoa học đang chạy đua để tìm ra nguyên nhân đằng sau tình trạng bí ẩn này.  Một số giả thuyết cho rằng COVID-19 kéo dài có thể là tình trạng rối loạn tự miễn dịch sau khi mắc bệnh. Các nhà khoa học khác cho rằng có lẽ các virus tiềm ẩn trong cơ thể đã được kích hoạt trở lại sau khi người nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu liệu vaccine có thể giải quyết tình trạng này hay không. Một nhóm nghiên cứu của Đại học Yale đang nghiên cứu xem tiêm chủng có thể làm giảm các triệu chứng COVID-19 kéo dài hay không. Hai nghiên cứu khác đã đưa ra bằng chứng ban đầu rằng việc tiêm vaccine trước khi nhiễm virus có thể giúp ngăn ngừa chứng COVID-19 kéo dài hoặc ít nhất là giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục