Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/3 cảnh báo cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine có thể khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh hơn nữa, kéo theo nguy cơ gia tăng số trường hợp bệnh trở nặng.


Chú thích ảnh
Khói bốc lên trong chiến dịch quân sự của Nga tại sân bay quân sự ở Chuguyev, gần Kharkiv, ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu nhấn mạnh: "WHO quan ngại sâu sắc về tình hình khẩn cấp về nhân đạo tại Ukraine hiện nay. Ukraine đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao trước thời điểm xảy ra xung đột. Xung đột xảy ra khiến tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 tại nước này sụt giảm, đồng nghĩa có thể không phát hiện được các chuỗi lây lan. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm phòng thấp cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm". Tổng Giám đốc WHO đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu ôxy dự trữ sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 cũng như bệnh nhân mắc các căn bệnh khác.

Dẫn số liệu thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết tính đến ngày 1/3, hơn 870.000 người đã rời khỏi Ukraine do lo tình hình bất ổn hiện nay và con số này dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Tổng Giám đốc WHO cảnh báo: "Sự dịch chuyển dân số quy mô lớn sẽ góp phần làm lây lan COVID-19, đồng thời có nguy cơ gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế ở các nước láng giềng".

Cũng tại cuộc họp báo này, ông Mike Ryan - Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO - bổ sung thêm rằng việc di chuyển dân số ồ ạt do xung đột không chỉ khiến COVID-19 lây lan nhanh hơn mà còn có thể tạo ra những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

WHO đang tiến hành vận chuyển vật tư y tế thiết yếu từ Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) cho người dân Ukraine. Chuyến hàng đầu tiên dự kiến đến Ba Lan vào ngày 3/3, trong đó bao gồm 36 tấn vật tư dành cho việc chăm sóc chấn thương và phẫu thuật khẩn cấp. 

WHO cũng kêu gọi thiết lập một hành lang an toàn để đảm bảo rằng nhân viên nhân đạo và hàng viện trợ có thể đến với những người đang cần sự trợ giúp một cách liên tục và an toàn.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước những thông tin về các vụ tấn công vào các cơ sở y tế và các nhân viên y tế ở Ukraine. Ông nhấn mạnh "tính bất khả xâm phạm và trung lập của lĩnh vực y tế, bao gồm đội ngũ nhân viên y tế, các loại hàng hóa cung cấp cho bệnh nhân, giao thông vận tải và các cơ sở, cũng như quyền tiếp cận an toàn đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải được tôn trọng và bảo vệ”.

Cũng trong ngày 2/3, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã bày tỏ sự chia sẻ đối với người dân Ukraine, đồng thời kêu gọi các bên liên quan trong cuộc xung đột tìm ra một giải pháp hòa bình và nhanh chóng.

Theo bà Iweala, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể gây tác động lớn đối với lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại nông sản và thực phẩm, và đẩy giá năng lượng tăng cao, qua đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.



Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục