Cuộc gặp được diễn ra ngày 28/2 ở vùng biên giới giữa Ukraine và Belarus, gần sông Pripyat, và nhận được sự chú ý cao độ của dư luận quốc tế trước câu hỏi liệu hai bên có đạt được đột phá?

Đây chắc chắn không phải là hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà giữa phái đoàn hai nước.

Văn phòng của ông Zelensky cho biết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gọi cho nhà lãnh đạo Ukraina vào ngày 27/2 và cung cấp các đảm bảo an toàn, khẳng định ông Lukashenko "chịu trách nhiệm đảm bảo mọi máy bay, trực thăng và tên lửa đóng trên lãnh thổ Belarus sẽ vẫn yên vị trong thời gian phái đoàn Ukraine di chuyển, gặp gỡ và trở về nước".  

Đàm phán Nga - Ukraine: Liệu có đạt đột phá?
Cuộc gặp giữa hai phái đoàn Nga - Ukraine ở Belarus khó đạt được đột phá. Ảnh: AP/ Republic World

Theo tin tức trên CNN, cùng ngày, trong một tuyên bố ngắn gọn trên truyền hình, Tổng thống Ukraine cho biết ông không trông đợi nhiều từ cuộc đàm phán. "Tôi sẽ nói thẳng, như mọi khi: Tôi không thực sự tin vào kết quả của cuộc họp này, nhưng hãy để họ cố gắng. Như thế, không người dân nào của Ukraine có thể nghi ngờ rằng tôi, với tư cách là Tổng thống, đã không cố gắng ngăn chặn chiến tranh khi có một cơ hội dù nhỏ nhoi".

Ông Zelensky cũng không đồng ý với bất kỳ điều kiện hay nhượng bộ nào trước khi đàm phán, tuyên bố rõ rằng sẽ không để Nga chiếm thế thượng phong sau các cuộc tấn công vô cớ.

Trao đổi với các phóng viên, đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya cũng tuyên bố Kiev "sẽ không đầu hàng" và trông đợi cuộc đàm phán với Moscow sẽ dẫn tới kết quả là quân Nga rút khỏi đất nước ông. Ông cho biết, do quan ngại về an toàn, đoàn đại biểu Ukraine không đi đường thẳng mà sẽ vào Belarus từ phía Ba Lan, tại chốt kiểm soát "Cầu Warsaw".

Về phía Nga, giới phân tích cho rằng Tổng thống Putin ít nhất cũng có một khoảng trống tiềm tàng để rút khỏi cuộc chiến ở Ukraine nếu quân đội Nga tiếp tục gặp phải sự chống trả của lực lượng đối địch. Tuy nhiên, tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra căng thẳng và giới quan sát lo ngại căng thẳng giữa Nga - phương Tây về khủng hoảng Ukraine thậm chí có thể dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi người đứng đầu điện Kremlin ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao để sẵn sàng ứng phó với các đe dọa từ NATO. 

Giữa bối cảnh đó, giới phân tích đặt ra câu hỏi: Liệu cuộc gặp giữa Nga và Ukraina sẽ mang lại đột phá ngoại giao hay chỉ là một màn trình diễn chính trị?

Một số chuyên gia nhận định cuộc gặp là một dấu hiệu tích cực nhưng khó có thể mang lại đột phá, đặc biệt khi Kiev không muốn nghe nội dung gì liên quan đến chuyện đầu hàng nếu Moscow kiên quyết theo đuổi đề nghị này.  


>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay


Theo VietNamNet


Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục