Ngày hôm nay, 18/5, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ euro nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga từ năm 2027, và nhanh chóng chuyển sang năng lượng xanh.


EU chuẩn bị công bố kế hoạch thoát khỏi năng lượng hoá thạch từ Nga. Ảnh: Getty Images

Chiến dịch quân sự tại Ukraine của Nga – nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, đã khiến Liên minh châu Âu phải cân nhắc lại các chính sách năng lượng của mình trong bối cảnh lo ngại về những cú sốc nguồn cung ngày càng gia tăng. Nga cung cấp 40% lượng khí đốt và 27% lượng dầu nhập khẩu của EU và các nước trong liên minh đang chật vật tìm tiếng nói chung trong các biện pháp trừng phạt nhằm vào năng lượng Nga.

Theo tài liệu dự thảo mà Reuters đưa tin, để cắt giảm các loại nhiên liệu đó, Brussels sẽ đề xuất một kế hoạch gồm ba mũi nhọn: chuyển sang nhập khẩu nhiều khí đốt không phải của Nga, triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo và nỗ lực hơn nữa để tiết kiệm năng lượng.

Các biện pháp dự thảo, có thể thay đổi trước khi được công bố trong ngày 18/5 (theo giờ Brussels), cũng bao gồm sự kết hợp các luật của EU, những kế hoạch không bắt buộc và các khuyến nghị mà chính phủ các quốc gia thành viên liên minh có thể thực hiện.

Tổng hợp lại, Brussels dự kiến sẽ đầu tư 210 tỷ euro- mà khối đã có kế hoạch hỗ trợ bằng cách giải phóng thêm tiền từ quỹ phục hồi sau COVID-19, và kế hoạch này cuối cùng sẽ giúp làm giảm hàng tỷ euro mà châu Âu chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.

Kế hoạch của EU vạch ra một chương trình ngắn hạn cho các nguồn cung khí đốt không phải của Nga, nhấn mạnh tiềm năng tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia như Ai Cập, Israel và Nigeria, cũng như những cơ sở hạ tầng cần thiết để "xoay trục” khỏi Nga.

Nhu cầu khí đốt của châu Âu dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 1/3 vào năm 2030 theo các mục tiêu của khối nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Và các đề xuất dự kiến ​​sẽ phác thảo mục tiêu sản xuất 10 triệu tấn hydro tái tạo vào năm 2030 và nhập khẩu 10 triệu tấn khác - có thể được sử dụng để thay thế khí đốt trong công nghiệp, nhằm tránh nhiều năm bị kẹt về lượng khí thải.

Ủy ban châu Âu hiện đang xem xét đề xuất các mục tiêu cao hơn để mở rộng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, với 45% thị phần năng lượng tái tạo vào năm 2030, thay thế cho đề xuất 40% hiện tại. Việc cắt giảm 13% mức tiêu thụ năng lượng của EU vào năm 2030, so với mức sử dụng dự kiến, cũng đang được thảo luận để thay thế đề xuất 9% hiện tại.

Các phần khác của gói 3 mục tiêu bao gồm một luật được sửa đổi, cho phép cấp giấy phép đơn giản hóa trong một năm cho một số dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời, nhằm cắt giảm thời hạn cấp phép kéo dài nhiều năm khiến các dự án như vậy bị trì hoãn.

Các kế hoạch mới của EU nhằm bắt đầu triển khai năng lượng mặt trời quy mô lớn cũng sẽ cố gắng cắt giảm năng lượng chạy bằng khí đốt và hệ thống sưởi trong nhà, văn phòng và nhà máy, bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời trong tất cả các tòa nhà công cộng mới, kể từ năm 2025.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục