Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á dẫn nhật báo Dawn của Pakistan ngày 28/8 đưa tin "hơn một nửa diện tích Pakistan chìm trong biển nước và hàng triệu người bị mất nhà cửa” do lũ lụt trong bối cảnh mưa gió mùa bất thường đã bước vào "đợt thứ 8 mà không có dấu hiệu suy giảm”.


Người dân sơ tán tránh lũ ở trong các lều tạm tại Sukkur, tỉnh Sindh, Pakistan ngày 27/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Mưa lớn gây lũ lụt từ đầu năm tới nay ở Pakistan đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng, khoảng 1.500 người bị thương, phá hủy hơn 682.000 ngôi nhà và làm ảnh hưởng cuộc sống của hơn 33 triệu người.

Trả lời phỏng vấn, Ngoại trưởng Pakistan Bilawal Bhutto-Zardari ngày 28/8 nhấn mạnh rằng Pakistan cần sự hỗ trợ tài chính để đối phó với tình trạng lũ lụt "kinh hoàng” hiện nay, đồng thời bày tỏ hy vọng các định chế tài chính như Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ tính đến tác động kinh tế của thảm họa thiên tai này.

Trước thực trạng này, một số quốc gia đã hành động khẩn cấp hỗ trợ Pakistan khắc phục hậu quả lũ lụt. Theo chỉ đạo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Cơ quan quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp (AFAD) tối 27/8 đã lập cầu hàng không để gửi hàng viện trợ cho Pakistan, bao gồm lều bạt, thức ăn, thiết bị vệ sinh, viện trợ nhân đạo… Nhân viên AFAD cũng đã được triển khai đến những khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt của Pakistan để phân phát hàng viện trợ cũng như hỗ trợ dựng lều tạm cho các nạn nhân. Hoạt động cứu trợ này vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày 28/8.

Cùng thời điểm, Anh thông báo sẽ gửi 1,76 triệu USD viện trợ cho Pakistan. Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Trung và Nam Á Lord Tariq Ahmad nói: "Chúng ta đang chứng kiến thảm họa mà biến đổi khí hậu có thể gây ra và tác động của nó đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Tôi cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và gia đình họ, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người tham gia vào các nỗ lực cứu trợ. Chúng tôi cũng đang làm việc trực tiếp với chính quyền Pakistan để hỗ trợ và tìm hiểu những yêu cầu bổ sung. Vương quốc Anh sát cánh với người dân Pakistan trong thời điểm cần thiết này”.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục