Với tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung khí đốt gián đoạn, kinh tế Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%. Nhưng những tin xấu vẫn tiếp tục xuất hiện.


Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng năng lượng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nền kinh tế Đức càng bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc rõ ràng. Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết như vậy khi đề cập đến hoạt động công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Destatis đã công bố hoạt động kinh tế của Đức trong tháng 8/2022 giảm 2,4% so với tháng trước đó. Chỉ trong tháng 8, số đơn đặt hàng đã giảm 3,4% so với tháng trước, trong khi đơn hàng ở nước ngoài giảm 1,7%. Bộ trên nêu rõ: "Triển vọng không mấy khả quan trong những tháng còn lại của năm cũng được phản ánh qua môi trường kinh doanh ảm đạm và dự báo xuất khẩu cũng giảm sút mạnh. Tuy nhiên, Bộ trên cho rằng các ngành công nghiệp cơ khí và ô tô lớn của Đức vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trong số đơn đặt hàng của tháng 8, với lần lượt là 4,7% và 3,8%.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA) cho rằng sự gia tăng số đơn đặt hàng là kết quả hiệu ứng sau khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và chất trung gian, cũng như sự không chắc chắn chung do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, tiếp tục tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường và sản xuất.

Bên cạnh ngành công nghiệp xe hơi của Đức, các nhà sản xuất máy móc và thiết bị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Theo Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo), 3 trong số 4 công ty trong cả hai lĩnh vực đều báo cáo tình trạng tắc nghẽn nguồn cung vào tháng trước.

Kinh tế Đức đã rơi vào tình trạng trì trệ trong quý 2/2022. Với tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung gián đoạn, Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục