Ngày 7/11, một hội đồng chuyên gia đã đề xuất chính phủ Nhật Bản chấm dứt chương trình triển khai miễn phí tiêm vaccine ngừa COVID-19 do lo ngại tình hình kinh tế ngày một tồi tệ hơn.


Tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện Trường đại học Fujita, thành phố Toyoake (Nhật Bản). Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Theo hãng tin Kyodo, sau khi triệu tập cuộc họp tiểu ban Hội đồng Hệ thống Tài khóa, Bộ Tài chính Nhật Bản khuyến cáo rằng chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 nên được bình thường hóa vì mọi người đã bắt đầu sống chung với virus SARS-CoV-2 như một phần trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời các biện pháp hạn chế đối với xã hội và hoạt động kinh doanh đã được dỡ bỏ.

Trong đại dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 17.000 tỷ yên (tương đương 115,55 tỷ USD) để hỗ trợ các dịch vụ y tế trong cuộc chiến chống COVID-19, với các khoản chi bao gồm giường bệnh và cung cấp vaccine miễn phí.

Trong năm tài chính 2021 kết thúc vào tháng 3 năm nay, Nhật Bản - với dân số 125 triệu người - đã hoàn tất 257 triệu mũi tiêm COVID-19, với tổng chi phí 2.300 tỷ yên. Mỗi mũi vaccine ngừa COVID-19 có giá khoảng 9.600 yên.

Trong cuộc họp, Bộ Tài chính đề xuất tương tự như cúm mùa và các bệnh truyền nhiễm khác, những người muốn được tiêm chủng phải trả một phần chi phí. Nguồn cung các bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 mà chính phủ đã mua để phân phối miễn phí cũng nên được lĩnh vực tư nhân tiếp quản.

Cho rằng nỗ lực phát triển vaccine của chính các công ty Nhật Bản không mang lại kết quả, mặc dù đã được quỹ chính phủ hỗ trợ khoảng 500 tỷ yên, Bộ Tài chính nước này cho biết năng lực nghiên cứu và phát triển của mỗi công ty cần được xem xét một cách thấu đáo.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tự đặt mục tiêu đưa cân đối ngân sách vẫn có một khoản doanh thu sau khi trừ các chi phí vào năm tài chính 2025.

Tuy nhiên, hy vọng khôi phục tài khóa đang giảm dần do giá cả hàng hóa tăng gần đây trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Cùng với đó, tình trạng dân số già hóa nhanh của đất nước cũng đẩy chi phí an sinh xã hội bao gồm lương hưu và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng cao.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục