Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao khiến người dân các nước châu Âu phải chật vật xoay xở để chi trả hóa đơn sinh hoạt. Không ít người cảm thấy áp lực, mỏi mệt khi cơn bão lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm và một mùa đông khó khăn vì khan hiếm năng lượng đang tới gần.


Người dân dùng đồng euro để chi trả tại một khu chợ ở Nice, Pháp, tháng 4/2019. (Ảnh: Reuters)

Ngày càng nhiều người dân Anh rơi vào bế tắc khi giá cả các mặt hàng tăng vọt. Kết quả khảo sát cho thấy, trong sáu tháng qua, có 4,2 triệu người dân Anh không thanh toán được các hóa đơn sinh hoạt hoặc các khoản thanh toán tín dụng từ ba tháng trở lên, tăng so với con số 3,8 triệu người vào năm 2020. Theo Cơ quan quản lý hành vi tài chính của Anh (FCA), gần 32 triệu người, chiếm 60% tổng số người trưởng thành ở Anh, ít nhiều cảm thấy áp lực khi chi trả hóa đơn sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, một cuộc thăm dò tại Đức cho thấy, hơn 90% số người được hỏi cho biết họ phải cắt giảm chi tiêu do giá cả tăng cao.

Các doanh nghiệp đang tìm cách duy trì hoạt động trong bão lạm phát. Công ty Pelliconi của Italia, chuyên sản xuất nắp chai các loại để cung cấp cho thị trường Italia, Ai Cập và Trung Quốc, đang phải chật vật chi trả hóa đơn điện và khí đốt tăng gấp ba lần. Nếu tình hình không cải thiện, công ty này có thể phải tăng giá thành sản phẩm vào năm 2023 để bù đắp chi phí sản xuất. Hiệp hội công nghiệp Confindustria của Italia đã hối thúc chính phủ cung cấp thêm gói cứu trợ trị giá từ 40-50 tỷ euro để ngăn hàng nghìn công ty rơi vào cảnh phá sản do giá năng lượng tăng cao.

Kịch bản xấu này nếu xảy ra sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp quy mô lớn. Một số nhà hàng phải tăng giá hàng hóa, dịch vụ để bù đắp chi phí năng lượng. Ông Michel De Bloos, một doanh nhân người Bỉ, chủ chuỗi nhà hàng Sabai Sabai, buộc phải thực hiện biện pháp tình thế là yêu cầu thực khách trả thêm khoản phụ thu trị giá 1 euro/người. Ông Michel De Bloos cho biết, phần lớn khách hàng ủng hộ ý tưởng trên và việc này sẽ góp phần quyết định sự tồn tại của chuỗi nhà hàng khi cuộc khủng hoảng giá cả chưa đi đến hồi kết.

Lần đầu trong hơn một thập kỷ qua, Tập đoàn siêu thị Tesco của Anh tăng giá bán suất ăn trưa phổ biến của mình. Dù đang đối mặt nhiều khó khăn đến từ chi phí năng lượng và thuê nhân công, Tesco khẳng định đang tăng giá ít hơn và muộn hơn so với các đối thủ cạnh

Bất chấp nỗ lực của các nhà lãnh đạo châu Âu, lạm phát phi mã tại khu vực vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 9,1% được ghi nhận trong tháng 8/2022. Cơ quan thống kê của Áo cho biết, lạm phát ở nước này tiếp tục tăng cao, lên tới 10,5% trong tháng 9 vừa qua và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7/1952. Còn ở Bồ Đào Nha, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2022 là 9,3%, mức cao nhất trong vòng 30 năm. Dù không còn thuộc mái nhà chung EU nhưng nước Anh cũng đang loay hoay tìm cách kiềm chế lạm phát như các nước EU. Tại Anh, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 vừa qua đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nền kinh tế châu Âu nỗ lực thoát khỏi sự trì trệ do dịch Covid-19 và dần phục hồi từ cuối năm 2021, song tình hình căng thẳng tại Ukraine đã thay đổi cục diện. Lạm phát được dự báo sẽ còn kéo dài và chắc chắn dẫn đến căng thẳng xã hội gia tăng, mà các cuộc đình công liên tiếp của người lao động yêu cầu tăng lương là minh chứng. Hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng giá cả là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia châu Âu.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục