Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn kết luận của các nhà điều tra Indonesia khẳng định vấn đề kỹ thuật và lỗi phi công là nguyên nhân khiến chiếc Boeing 737 chở 62 hành khách và thành viên phi hành đoàn lao xuống biển vào ngày 9/1/2021.


Lực lượng cứu hộ tìm kiếm máy bay Hãng hàng không Sriwijaya Air bị rơi ở ngoài khơi Jakarta, Indonesia ngày 10/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong báo cáo điều tra cuối cùng được công bố ngày 10/11, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) chỉ ra một số yếu tố khiến chiếc máy bay của hãng Sriwijaya Air gặp nạn, bắt đầu với các vấn đề cơ khí.

Theo KNKT, hệ thống ga tự động của chiếc máy bay hai động cơ 26 năm tuổi này đã gặp trục trặc, khiến nó bị nghiêng và chệch khỏi hành trình ban đầu trước khi lao xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta chỉ vài phút sau đó, khiến toàn bộ 62 người trên khoang thiệt mạng. 

Các nhà điều tra cho rằng tâm lý chủ quan có thể khiến các phi công "ít giám sát hơn”, đồng nghĩa với việc họ không phát hiện được máy bay thay đổi đường bay và không phản ứng đủ nhanh. Báo cáo điều tra cũng đề cập đến tình trạng thiếu quy định và hướng dẫn chính thức khiến các phi công thiếu kỹ năng và kiến thức để phản ứng với những tình huống như vậy.

Theo báo cáo điều tra sơ bộ sau tai nạn, các phi hành đoàn trên những chuyến bay trước đã mô tả hệ thống điều tiết của máy bay là "không thể sửa chữa được” và nó đã từng được sửa chữa nhiều lần trước chuyến bay định mệnh.

Indonesia là quốc gia quần đảo rộng lớn với hồ sơ an toàn hàng không không mấy tích cực, dù chủ yếu dựa vào vận tải hàng không để kết nối hàng nghìn hòn đảo trên khắp đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã hứng chịu 3 thảm kịch máy bay thương mại kể từ năm 2014. Tháng 10/2018, 189 người thiệt mạng khi chiếc Boeing 737 MAX của hãng Lion Air lao xuống biển. Năm 2014, một máy bay A320 đã lao xuống biển Java trong thời tiết xấu, khiến 162 người thiệt mạng.


Theo TTXVN

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục