Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết vật thể Triều Tiên phóng ra vùng biển phía Đông nước này ngày 9/11 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn.


 Hình ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đăng phát ngày 7/11/2022 về các vụ phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Triều Tiên hướng tới vùng biển phía Đông và Hoàng Hải, từ ngày 2-5/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

JCS nêu rõ đã phát hiện vụ phóng từ khu vực Sukchon ở tỉnh Nam Pyongan vào khoảng 15h30 giờ địa phương (13h30 giờ Việt Nam). Tên lửa bay xa 290 km và đạt độ cao khoảng 30 km, với vận tốc tối đa Mach 6 (7.450 km/h).

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo tên lửa trên bay xa 250 km và đạt độ cao tối đa khoảng 50 km, đồng thời chưa có báo cáo thiệt hại nào với tàu thuyền hoặc máy bay. Chính phủ Nhật đã gửi thông điệp phản đối đến Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao tại Bắc Kinh. Theo Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đã chỉ thị các quan chức nỗ lực khẩn trương cung cấp thông tin cần thiết cho người dân, đảm bảo an toàn cho máy bay và tàu thuyền cũng như chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ.

Đây là vụ phóng mới nhất của Triều Tiên sau khi quân đội Hàn Quốc ngày 7/11 bắt đầu cuộc tập trận thường niên mô phỏng trên máy tính mang tên Taegeuk. Tuần trước, Bình Nhưỡng đã phóng hơn 30 tên lửa ra vùng biển phía Đông và Hoàng Hải sau khi Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc diễn tập không quân hỗn hợp kéo dài 6 ngày, kết thúc ngày 5/11 vừa qua.

Cùng ngày 9/11, Hàn Quốc cũng công bố kết quả phân tích mảnh vỡ mà Hải quân nước này trục vớt được hồi tuần trước. Ban đầu, mảnh vỡ được cho là của tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Triều Tiên phóng tuần trước và bay qua Giới tuyến phía Bắc (NLL) - ranh giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, kết quả phân tích cho thấy mảnh vỡ dài khoảng 3 mét và rộng 2 mét này là một bộ phận của tên lửa phòng không SA-5. Bộ này cho rằng vụ phóng đã vi phạm một hiệp ước quân sự liên Triều ký năm 2018 vốn nhằm giảm nguy cơ đụng độ quân sự và giảm căng thẳng ở khu vực biên giới.

                                TheoBaotintuc

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục