Theo các kết quả sơ bộ cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ được truyền thông nước này đăng tải, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ vẫn đang bám đuổi sít sao trong các cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện cũng như các vị trí thống đốc bang. Điều này phần nào phủ bóng đen lên kỳ vọng của đảng Cộng hòa tạo nên một "làn sóng đỏ" tuyệt đối.


Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Arlington, bang Virginia, Mỹ ngày 8/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu cập nhật từ hãng tin AP lúc 22h ngày 9/11 (giờ Việt Nam), tại Thượng viện 100 ghế, đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế với 47 ghế, trong khi đảng Dân chủ kiểm soát 46 ghế. Mỗi đảng cần có 51 ghế để chiếm được thế đa số tại Thượng viện. Đến 22h, đã có 30 trong tổng số 35 ghế cần bầu lại đã có kết quả ngã ngũ.

Trong khi đó, tại Hạ viện, phe Cộng hòa đang chiếm ưu thế với 199 ghế trong khi đảng Dân chủ có 173 ghế. Mỗi đảng cần có tối thiểu 218 ghế để chiếm thế đa số. Đến 22h, đã có 372 trong tổng số 435 ghế cần bầu lại tại Hạ viện đã có kết quả rõ ràng.

Trên đường đua thống đốc bang, đảng Cộng hòa cũng đang tạm thời dẫn trước với 24 ghế trong khi đảng Dân chủ có 21 ghế. Trong số 36 vị trí thống đốc bang cần bầu lại, có 31 vị trí đã được phân định kết quả.

Không khí căng thẳng của cuộc bầu cử dường như đã tác động tới các thị trường trên thế giới. Hầu hết các thị trường chứng khoán đều giảm điểm trong ngày giao dịch 9/11 khi Trung Quốc công bố các dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng và các nhà đầu tư hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử giữa kỳ tại Mỹ.

Tính đến 20h ngày 9/1 (giờ Việt Nam), tại châu Âu, chỉ số chứng khoán FTSE 100 trên sàn giao dịch London đã giảm 0,2%, chỉ số DAX trên sàn giao dịch Frankfurt giảm 0,5%, CAC 40 trên sàn giao dịch Paris cũng giảm 0,3% và Euro Stoxx 50 cũng giảm 0,5%. Tại Mỹ, chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones trên sàn New York giảm 0,5%. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 trên sàn Tokyo cũng giảm 0,6%, chỉ số Hang Seng trên sàn Hong Kong giảm 1,2%, chỉ số chứng khoán tổng hợp Shanghai giảm 0,5%.

Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục