Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối. Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á.

Chú thích ảnh

Van điều chỉnh trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo Vedomosti trích dẫn báo cáo từ hãng tư vấn B1 cho biết khối lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu (tính cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ) đã tăng 22% trong 11 tháng qua lên 20 tỷ mét khối. Lượng hàng giao đến Bỉ tăng 110% lên khoảng 5 tỷ mét khối, trong khi nguồn cung cho Pháp tăng hơn 50% lên 7,3 tỷ mét khối và đến Tây Ban Nha tăng hơn 40% lên 4,5 tỷ mét khối. 

Trong số các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu LNG của Nga thêm gần 30% lên 6,5 tỷ mét khối trong giai đoạn 11 tháng qua, trong khi Nhật Bản tăng nhập khẩu 1% lên 8,4 tỷ mét khối. Ở Trung Quốc, nguồn cung từ Nga đã tăng trong bối cảnh tổng lượng LNG nhập khẩu vào nước này giảm 20%, xuống còn khoảng 77 tỷ mét khối.

Giám đốc Trung tâm Năng lượng B1 Moskva, bà Olga Beloglazova giải thích rằng tổng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc đang giảm vì chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các biện pháp kiểm dịch cũng như phản ứng nhạy cảm với giá cao trên thị trường. 

Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin tại Alfa-Bank cho hay tình trạng gia tăng xuất khẩu LNG của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) là do nguồn cung khí đốt qua đường ống đã giảm mạnh và được thay thế bằng khí hóa lỏng, theo các bước trong kế hoạch năng lượng toàn châu Âu. 

Chuyên gia này lưu ý: "LNG của Nga không phải tuân theo các lệnh trừng phạt nên vẫn tiếp tục tiếp cận thị trường châu Âu trên một sân chơi bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường”.

Bà Blokhin cho rằng Nga đã có khả năng tăng xuất khẩu LNG nhờ đẩy mạnh tốc độ triển khai một số dự án mới của Novatek, nhằm xây dựng các tổ hợp trung chuyển ở Murmansk và Kamchatka, cũng như cơ sở LNG-2 ở Bắc Cực.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục