Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực phóng một vệ tinh quân sự "càng sớm càng tốt" gây lo ngại cho các nước láng giềng.



Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 31/5. Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/6 đã ra thông báo về việc kéo dài vô thời hạn lệnh giám sát và phá hủy bất kỳ tên lửa, tên lửa đạn đạo hoặc mảnh vỡ nào có thể gây ra mối đe dọa cho lãnh thổ nước này sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực tiến hành một vụ phóng vệ tinh quân sự mới.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: "Liên quan đến lệnh về việc áp dụng các biện pháp phá hủy tên lửa đạn đạo, được ban hành vào ngày 29/5/2023, chúng tôi sẽ tạm thời gia hạn thêm thời gian sau ngày 11/6/2023".

Tokyo đã ban hành lệnh bắn hạ tên lửa của Triều Tiên lần đầu vào cuối tháng 5 sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản về ý định phóng một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo. Quân đội Nhật Bản tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất đến các đảo phía tây nam, trong khi các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản có trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 cũng được gửi đến tuần tra ở vùng Biển Hoa Đông.

Hôm 31/5, Triều Tiên xác nhận một tên lửa mang vệ tinh quân sự Malligyong-1 của nước này đã rơi xuống biển Hoàng Hải sau khi động cơ gặp "trục trặc".

Sau vụ phóng bất thành này, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khẳng định "chắc chắn vệ tinh trinh sát quân sự của CHDCND Triều Tiên sẽ được đưa chính xác vào quỹ đạo không gian trong tương lai gần và bắt đầu sứ mệnh của mình".

Hàn Quốc cũng gia tăng cảnh báo trước khả năng diễn ra một một vụ phóng thứ hai có thể xảy ra. Một quan chức cấp cao tại Seoul nhấn mạnh: "Mặc dù thời gian thông báo đã kết thúc, Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo tầm xa bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước". Sau vụ phóng thất bại, quân đội Hàn Quốc được cho là đã xác định vị trí và trục vớt một số mảnh vỡ, đồng thời công bố hình ảnh cho thấy một bộ phận dường như là thùng nhiên liệu lỏng.

Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cho bất kỳ mục đích nào, kể cả phóng vệ tinh. Trong một cuộc họp của HĐBA LHQ hồi đầu tháng này, Mỹ đã kêu gọi các thành viên khác tham gia lên án "hành vi bất hợp pháp" của Triều Tiên. Washington cũng kêu gọi HĐBA LHQ đảm bảo rằng Triều Tiên không thực hiện thêm nỗ lực phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã từ chối tuyên bố này, cho rằng có những lo ngại an ninh chính đáng đằng sau hành động của Bình Nhưỡng.


                                                  TheoBaotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục