Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các cuộc tranh luận rộng rãi về tính hiệu quả của các chương trình máy tính này và cách mọi người sẽ phản ứng trước các công nghệ mới. Phần lớn người Mỹ lo ngại trước những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển quá nhanh của AI, song một số ý kiến lại tin rằng các hệ thống AI có thể giúp thu hẹp sự phân biệt đối xử trong xã hội.

CEO của OpenAI Samuel Altman điều trần trước Quốc hội Mỹ. (Ảnh REUTERS)

CEO của OpenAI Samuel Altman điều trần trước Quốc hội Mỹ. (Ảnh REUTERS)

Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 62% số người được hỏi tin rằng AI sẽ tác động lớn đến người lao động nói chung trong vòng 20 năm tới. Phần lớn người Mỹ cảnh giác và đôi khi cảm thấy lo lắng về việc các nhà quản lý sử dụng AI tại nơi làm việc. 71% số người được hỏi phản đối việc sử dụng AI trong việc ra quyết định tuyển dụng, chỉ có 7% số người được hỏi cho biết ủng hộ điều này. Phần lớn người lao động cũng phản đối việc nhà tuyển dụng sử dụng AI trong việc ra quyết định thăng chức, tăng lương hay sa thải nhân sự.

Ðáng chú ý, người Mỹ có nhiều khả năng phản đối hơn là ủng hộ các nhà tuyển dụng sử dụng AI để theo dõi chuyển động của người lao động tại nơi làm việc. Các nhân viên văn phòng phản đối việc AI theo dõi thời điểm họ ngồi vào bàn làm việc và ghi lại chính xác những gì họ đang làm trên máy tính.

Khi được hỏi về những tác động của AI tại nơi làm việc trong 20 năm tới, phần lớn người tham gia khảo sát nói rằng AI sẽ gây hại nhiều hơn là giúp ích cho người lao động. Khoảng một phần ba số người Mỹ được hỏi nghĩ rằng lợi ích và tác hại của AI sẽ tương đương nhau đối với người lao động nói chung, trong khi 22% không chắc chắn về tác động tiềm ẩn của AI.

79% số người lao động Mỹ được hỏi nói rằng sự đối xử không công bằng dựa trên chủng tộc và sắc tộc của người nộp đơn xin việc là một vấn đề lớn. Một số công ty đã tích cực sử dụng AI với hy vọng giúp đa dạng hóa chủng tộc và sắc tộc trong lực lượng lao động. Khảo sát cho thấy, công chúng Mỹ có quan điểm lạc quan về ứng dụng AI trong khía cạnh này. 53% số người được hỏi cho rằng vấn đề thiên vị dựa trên chủng tộc và sắc tộc sẽ được cải thiện khi các nhà tuyển dụng tăng cường sử dụng AI trong quá trình tuyển dụng, trong khi tỷ lệ nhỏ hơn nhiều (13%) tin rằng AI sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Theo kết quả khảo sát ý kiến người dân Mỹ do Hãng tin Reuters và Hãng Ipsos phối hợp thực hiện, mối lo ngại về tác động của AI không chỉ bó hẹp trong môi trường làm việc. 61% số người được hỏi tin rằng công nghệ này có thể đe dọa nền văn minh loài người, trong khi 22% số người được hỏi không đồng ý với ý kiến này và 17% không chắc chắn với ý kiến của mình.

Phát biểu trong phiên điều trần trước Tiểu ban Tư pháp, Công nghệ và Quyền riêng tư của Thượng viện Mỹ, Samuel Altman, Giám đốc điều hành (CEO) Công ty OpenAI, người được xem là "cha đẻ" của ứng dụng nổi tiếng ChatGPT, cũng cảnh báo về những thách thức nghiêm trọng mà AI có thể tạo ra.

Samuel Altman nhấn mạnh, Công ty OpenAI được thành lập dựa trên niềm tin AI có khả năng cải thiện gần như mọi khía cạnh trong đời sống con người. Tuy nhiên, trước những rủi ro không mong muốn mà AI có thể tạo ra, CEO OpenAI kêu gọi thành lập một cơ quan chuyên trách của Mỹ giải quyết các vấn đề về AI, cũng như tăng cường phối hợp toàn cầu trong việc xây dựng các quy định về công nghệ.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục