Ngày 12/7, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) công bố cơ chế khung quốc tế, mở đường cho việc đảm bảo an ninh dài hạn để tăng cường năng lực quốc phòng cho Ukraine.



Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại thị trấn Karuizawa, tỉnh Nagano, Nhật Bản, ngày 18/4/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Trong tuyên bố chung mới đưa ra, các nước gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Italy và Anh cùng với Liên minh châu Âu (EU) cho biết, cơ chế khung này bao gồm hỗ trợ trên nhiều khía cạnh, trong đó có các thiết bị quân sự tiên tiến hiện đại, công tác huấn luyện, chia sẻ thông tin tình báo và phòng thủ trên không gian mạng.

Ngược lại, Ukraine sẽ cam kết cải thiện các biện pháp quản trị, trong đó có thông qua các biện pháp cải cách tư pháp, kinh tế và cải thiện tính minh bạch. Các nước khác ngoài G7 cũng có thể tham gia cơ chế khung này.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của khối này diễn ra tại Lítva.

Một ngày trước cuộc gặp, các lãnh đạo NATO tuyên bố tương lai của Ukraine nằm trong NATO, nhưng không nêu thời gian cụ thể cho việc thực hiện tiến trình kết nạp Kiev.

Dù chưa thể gia nhập NATO, nhưng việc các nước G7 đưa ra cơ chế khung về hỗ trợ quốc tế dành cho Ukraine cũng mang lại cho Kiev những cam kết an ninh lâu dài mà nước này mong muốn.

Đến nay, NATO vẫn tránh đưa ra những cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine như một tổ chức mà vẫn để các nước/nhóm nước thành viên thực hiện riêng lẻ.

Trong nhiều tuần qua, Anh, Pháp, Đức và Mỹ đã đàm phán với Kiev về một cơ sở đa phương để thiết lập một cơ chế quốc tế rộng lớn, gồm nhiều khía cạnh hỗ trợ cho Ukraine.

Trong tuyên bố chung, G7 nêu rõ sẽ triển khai các cuộc đàm phán với Ukraine để hợp thức hóa sự hỗ trợ lâu dài dành cho Ukraine, thông qua các cam kết an ninh song phương và các thỏa thuận đi kèm với cơ chế đa phương này, phù hợp với các yêu cầu luật pháp và hiến pháp của mỗi nước.

Tuyên bố nêu rõ các nước G7 sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với Ukraine ngay lập tức.

Phát biểu tại lễ ký kết tuyên bố hình thành cơ chế, Tổng thống Zelensky đánh giá đây là kết quả tốt đẹp mà phái đoàn Ukraine sẽ mang về nước sau chuyến công du và tham dự hội nghị của NATO.

Trong khi đó, từ Nga, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov gọi động thái của G7 là sai định hướng, việc đưa ra các bảo đảm an ninh cho Ukraine có thể rất nguy hiểm cho các nước phương Tây và gây nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh của Nga.


TheoNhanDan



Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục