Ngày 20/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cải tổ nội các, theo đó bổ nhiệm một số vị trí bộ trưởng mới.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Động thái này của Tổng thống Macron được xem là nhằm làm mới hệ thống chính trị sau liên tiếp những khủng hoảng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Cụ thể, ông Gabriel Attal, 34 tuổi, cựu phát ngôn viên của Chính phủ Pháp, đã được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thay thế cho ông Pap Ndiaye - người từng là Bộ trưởng gốc Phi đầu tiên của Bộ Giáo dục Pháp. Ông Attal từng là thành viên nội các trẻ tuổi nhất khi chỉ mới 29 tuổi.

Vị trí Bộ trưởng Y tế được giao cho ông Aurelien Rousseau. Ông Rousseau giành được sự tin tưởng trong khoảng thời gian điều hành cơ quan y tế công cộng ở khu vực Paris trong đại dịch COVID-19, trước khi trở thành chánh văn phòng của Thủ tướng Elisabeth Borne vào năm ngoái.

Các gương mặt thành viên nội các mới khác bao gồm ông Philippe Vigier - người sẽ giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại; thị trưởng Dunkirk, ông Patrice Vergriete, giữ chức Bộ trưởng phụ trách Thành phố và Nhà ở; bà Sabrina Agresti-Roubache sẽ giữ chức quản lý, chịu trách nhiệm về các chính sách đô thị. Các vị trí Thủ tướng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ được giữ nguyên.

Trong cuộc gặp với các nhà lập pháp tối 19/7, Tổng thống Macron nhấn mạnh chính phủ nên có cách ứng phó thận trọng và thấu đáo hơn trong các tình huống có yếu tố bạo loạn, đồng thời cần có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề trước khi soạn thảo chính sách mới.

Giới phân tích nhận định cuộc cải tổ đánh dấu sự thay đổi trong các cơ quan dân sự xã hội của Pháp, cũng phù hợp với cam kết đổi mới chính trị của ông Macron đưa ra năm 2017. Các thành viên nội các mới đều được cho là có kinh nghiệm trên chính trường. Thông báo của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Macron sẽ có cuộc họp đầu tiên với nội các mới vào sáng 21/7 (giờ địa phương).


Theo Baotintuc

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục