Đối mặt với nguy cơ mất vị thế siêu cường đơn cực, Mỹ đang tìm cách mở ra một mặt trận chiến tranh Lạnh mới ở Vòng Bắc Cực.


Trại căn cứ cho các cuộc tập trận tàu ngầm ở Biển Beaufort, ngoài khơi bờ biển phía Bắc Alaska, Mỹ.

Theo đài Sputnik (Nga), đó là nhận định của ông Jeremy Kuzmarov, Tổng biên tập Tạp chí Covert Action. Ôngcho rằng mặt trận căng thẳng đang diễn ra ở Vòng Bắc Cực chính là một phần của cuộc tranh giành nguồn tài nguyên khổng lồ bị chôn vùi dưới lớp bănghàng nghìn năm đang tan dần do biến đổi khí hậu.

Trước đó, nhiều nhà phân tích cũngcho rằngWashington đang gia tăng căng thẳng ở Bắc Cực trong nỗ lực tranh giành nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có được phát hiện khi các tảng băng tan chảy.

Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinkentuyên bốrằngWashington sẽ mở lãnh sự quán tại thành phố Tromso của Na Uy, cơ quan ngoại giao đầu tiên của nước này trên Vòng Bắc Cực.

Theo ông Kuzmarov, đã có nhiều thay đổi kể từ kỷ nguyên hợp tác bắt đầu bằng việc thành lập Hội đồng Bắc Cực gồm 8 quốc gia xung quanh Bắc Cực hồi năm 1996.

"Mối quan hệ hợp tác đó đã bị bỏ quavới cuộc ‘Chiến tranh Lạnh’và với tiền đồn ngoại giao mới này. Có những dấu hiệu khác cho thấy Mỹ đang di chuyển nhiều hơn đến Bắc Cực và Nga coi đó là hành động khiêu khích”, ông nói.

Chuyên gia này cho rằng có một chiến trường địa chính trị khốc liệtẩn dưới lớp băng ở Bắc Cực. Ông giải thích khi biến đổi khí hậu xảy ra, Bắc Cực sẽ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào khổng lồ. Không chỉ là một căn cứ tiềm năng cho các hoạt động quân sự, Bắc Cực còn sở hữu những nguồn tài nguyên to lớn có thể được khai thác.

"Chúng ta đang chứng kiến cuộc cạnh tranh mới để tiếp cận những nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn. Cả ba quốc gia Nga, Trung Quốc và Mỹ về cơ bản đang cạnh tranh với nhau ngày càng mạnh mẽ để khai thác tài nguyên ở khu vực đó”, ông nói.

Tổng biên tập Tạp chí Covert Action cũngnhấn mạnh việc ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, cùng mối quan hệ gần gũi hơn với Na Uy, đã thể hiện rõ chính sách của Mỹ ở Bắc Cực.

"Mỹ đã củng cố các mối quan hệ đó trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới này. Liệu đây có phải chiến lược của Mỹ mà chúng ta đã thảo luận? Đó là nhắm vào Nga, cô lập và làm suy yếu Nga”, ông nói.

Theo ông Kuzmarov, chiến lược của Mỹ ở Bắc Cực phù hợp với chiến lược lớn hơn, như mở rộng NATO sang Thụy Điển và Phần Lan, triển khai sức mạnh ở Bắc Cực và cố gắng thống trị khu vực này về mặt quân sự.

Ông Kuzmarov cũng đề cập đến việc cựu tổng thống Donald Trump từng đề nghị mua hòn đảo ngoài khơi Greenland từ Đan Mạch.

"Mỹ sẽ sử dụng Greenland như một căn cứgiống như họ muốn sử dụng Bắc Cực, Na Uy hayThụy Điển”, ông Kuzmarov nói, đồng thời chỉ ra rằng Mỹ đã có các căn cứ quân sự trên hòn đảo băng giá này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục