Ngày 16/12, Ngoại trưởng Anh David Cameron và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một "lệnh ngừng bắn bền vững” ở Dải Gaza.


Cảnh đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống Dải Gaza. THX/TTXVN

Trong một bài viết chung trên tờ Sunday Times, Ngoại trưởng Cameron và Ngoại trưởng Baerbock nêu rõ: "Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để mở đường cho một lệnh ngừng bắn bền vững, dẫn đến một nền hòa bình bền vững. Điều này cần được thực hiện càng sớm càng tốt - nhu cầu đang rất cấp bách”. Hai quan chức bày tỏ quan ngại về tình trạng thương vong ở dân thường trong cuộc xung đột ở Gaza, đồng thời kêu gọi Israel lập tức chấm dứt các cuộc tấn công.

Trước đó, ngày 12/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vì nhân đạo ở Gaza và trả tự do vô điều kiện cho các con tin ngay lập tức. Anh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết này. Nghị quyết do Ai Cập, đại diện cho nhóm các quốc gia Arab, bảo trợ được thông qua trong bối cảnh chiến sự giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục bế tắc trong việc tìm kiếm một hành động thống nhất nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

Theo một nghiên cứu của LHQ công bố ngày 13/12, thiệt hại kinh tế của cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đối với các nước láng giềng Arab bao gồm Liban, Ai Cập và Jordan có thể tăng lên hơn 10 tỷ USD trong năm nay và đẩy hơn 230.000 người vào cảnh nghèo đói.

Liên quan đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, cùng ngày 16/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cơ quan này đã tham gia vào một sứ mệnh chung của LHQ nhằm cung cấp vật tư y tế và đánh giá tình hình tại bệnh viện Al Shifa ở Gaza. WHO cho biết nhóm công tác đã chuyển dụng cụ phẫu thuật, thuốc gây mê và các loại thuốc khác đến Al Shifa, bệnh viện "hiện chỉ hoạt động ở mức tối thiểu”.

Đầu tuần này, WHO đã bày tỏ lo ngại về hoạt động kiểm tra an ninh đối với các đoàn xe chở thiết bị y tế tại Dải Gaza và việc tạm giữ các nhân viên y tế sau những cuộc kiểm tra ảnh hưởng đến công tác chữa trị cho người bệnh.

Theo số liệu của giới chức y tế ở Dải Gaza, các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza đến nay đã làm hơn 18.000 người thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Phía Israel cũng có gần 1.200 người thiệt mạng trong các vụ tấn công của Hamas.

Theo TTXVN

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục