Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu vừa thông qua một dự luật mới của khối về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần.


Theo dự luật, Liên minh châu Âu đặt mục tiêu giảm dần rác thải bao bì bất kể vật liệu nhựa, gỗ, sắt, nhôm, thủy tinh, giấy và bìa cứng, cụ thể là giảm 5% đến năm 2030, 10% đến năm 2035 và 15% đến năm 2040 so với năm 2018.

Đến năm 2030, tất cả các bao bì được sử dụng trong EU phải tái chế được, ngoại trừ một số trường hợp. Trong các quán cà phê và nhà hàng, tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho bán lẻ sẽ bị cấm, nhưng bao bì bằng giấy hoặc bìa cứng vẫn được phép.

Để có hiệu lực, dự luật này còn cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

Cơ quan Thống kê châu Âu cho biết khối này đã sản xuất 84 triệu tấn bao bì vào năm 2021, tương đương 188,7 kg rác thải/người. Nếu không có biện pháp giải quyết, ước tính lượng rác thải này có thể tăng lên 209 kg/người vào năm 2030.

Trong khi các nhà lập pháp không đồng tình với lệnh cấm hoàn toàn đối với giấy gói và hộp giấy dùng một lần trong các nhà hàng thức ăn nhanh, một loạt rác thải quen thuộc sẽ sớm bị cấm theo một thỏa thuận mà họ kỳ vọng sẽ đảo ngược tình trạng rác thải bao bì đang gia tăng trên khắp EU.


Ngoài lệnh cấm hàng chục loại sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, dao kéo và tăm bông, EU khuyến khích các quốc gia thành viên giảm sử dụng bao bì nhựa và đưa ra các quy định ghi nhãn chặt chẽ hơn. (Ảnh: EcoPolitic)

Các nhà hàng thức ăn nhanh sẽ không được phục vụ đồ ăn và đồ uống tại chỗ bằng giấy gói và cốc nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, sau nhiều tháng đàm phán, các nhà lập pháp đã đồng ý việc sử dụng giấy và bìa cứng có thể được tiếp tục, làm giảm đáng kể đề xuất của Ủy ban Châu Âu cho một lệnh cấm hoàn toàn.

Các biện háp hạn chế nói trên là một phần của Quy định về chất thải bao bì và bao bì (PPWR) mới đã được thống nhất trước đó vào ngày 4/3, trong đó đặt ra mục tiêu cụ thể là cắt giảm 5% khối lượng rác thải bao bì được tạo ra ở EU vào năm 2030, mức hiện vào khoảng 190 kg/người.

Mục tiêu giảm thiểu tăng lên 10% vào năm 2035 và 15% vào năm 2040. Để giúp đáp ứng các giới hạn ràng buộc về mặt pháp lý này, luật pháp đề cập đến việc sử dụng quá mức vật liệu đóng gói, ví dụ như giới hạn ở mức 50% lượng khoảng trống trong hộp dùng để vận chuyển và giao hàng thương mại điện tử.

Lĩnh vực thực phẩm mang đi cũng là mục tiêu của các biện pháp hạn chế. Từ năm 2030, các tiệm bánh sandwich, cửa hàng thịt nướng, tiệm bánh pizza và tất cả các cơ sở kinh doanh theo loại hình này sẽ phải cung cấp bao bì có thể tái sử dụng cho ít nhất 10% sản phẩm của họ, cũng như cho phép khách hàng mang theo hộp đựng riêng nếu muốn mà không bị phạt.

Các quy định nên chấm dứt việc sử dụng túi nhựa nhẹ, ví dụ như ở chợ rau quả. Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Horeca) phải đối mặt với nhiều lệnh hạn chế hơn, như túi nhựa chứa sốt cà chua và kem cà phê sẽ bị cấm hoàn toàn vào năm 2030.

Khách du lịch và khách đi công tác cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt vào thời điểm đó, với quy định cấm các chai dầu gội và kem dưỡng da mini được đặt ở hầu hết các khách sạn, trong khi việc đóng gói vali ở sân bay cũng sẽ bị cấm.

Các chính phủ phải đảm bảo thu gom ít nhất 90% chai nhựa và hộp đựng đồ uống bằng kim loại vào năm 2029, đồng thời áp dụng hệ thống hoàn trả tiền ký gửi bắt buộc (DRS).

Theo VTV.VN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục