Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc bầu cử kéo dài đến 44 ngày để lựa chọn người lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới này.


Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Allahabad, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày 12/5/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Hôm 16/3, Ủy ban bầu cử Ấn Độ đã công bố thời điểm tổ chức cuộc bầu cử quy mô hàng đầu thế giới. Ứớc tính có khoảng 969 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử được đánh giá là lớn và hết sức phức tạp này các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu 543  hạ nghị sỹ trong Hạ viện (Lok Sabha). 

Theo hệ thống nghị viện của Ấn Độ, đảng nào giành được đa số trong số 543 ghế ở Lok Sabha, sẽ thành lập chính phủ và bổ nhiệm ứng cử viên của đảng giữ chức vụ thủ tướng.

Đảng Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi đã giành được 303 ghế tại Lok Sabha trong cuộc bầu cử năm 2019. Nhiệm kỳ của Lok Sabha đương nhiệm dự kiến hết hạn vào ngày 16/6.

44 ngày, 7 giai đoạn

Quá trình bầu cử diễn ra trong 44 ngày cho đến khi kết quả được công bố vào ngày 4/6. Chủ tịch Ủy ban bầu cử Ấn Độ, ông Rajiv Kumar cho biết, cuộc bầu cử diễn ra từ ngày 19/4 đến ngày 1/6 và chia thành bảy giai đoạn. Việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành vào ngày 4/6.

Ngoài 19/4, các ngày bỏ phiếu khác bao gồm 26/4, 7/5, 13/5, 20/5, 25/5 và ngày 1/6. Một số tiểu bang hoàn tất việc bỏ phiếu trong một ngày, trong khi những tiểu bang khác sẽ bỏ phiếu trải đều qua nhiều giai đoạn.

Ông N Gopalaswami, cựu chủ tịch Ủy ban bầu cử Ấn Độ, nhận định lý do chính dẫn đến cuộc bầu cử nhiều giai đoạn là để triển khai lực lượng an ninh liên bang khổng lồ. Cuộc bầu cử năm 1980 tại Ấn Độ diễn ra chỉ trong 4 ngày, năm 2019 là 39 ngày.

969 triệu cử tri

Số cử tri tại Ấn Độ còn lớn hơn dân số của tất cả các quốc gia châu Âu cộng lại. Họ sẽ bỏ phiếu thông qua 5,5 triệu máy bỏ phiếu điện tử tại 1,05 triệu điểm bỏ phiếu, trong đó một số điểm nằm ở vùng núi phủ tuyết thuộc dãy Himalaya, sa mạc Rajasthan và các đảo dân cư thưa thớt ở Ấn Độ Dương. Ủy ban bầu cử sẽ huy động khoảng 15 triệu nhân viên bầu cử và nhân viên an ninh. Họ dự kiến đi bộ qua sa mạc, cưỡi voi và lạc đà, di chuyển bằng thuyền hoặc trực thăng để đảm bảo mọi cử tri đều có thể bỏ phiếu.

2.660 đảng

Là một nền dân chủ đa đảng, Ấn Độ có khoảng 2.660 đảng chính trị đã đăng ký. Các đảng cạnh tranh trong cuộc bầu cử đều có biểu tượng riêng, như hoa sen của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền, bàn tay của đảng Quốc đại đối lập và các biểu tượng khác, từ con voi đến chiếc xe đạp, mũi tên…

Điều này nhằm giúp cử tri dễ dàng xác định ứng cử viên bởi có gần 1/4 dân số Ấn Độ không biết chữ. Năm 2019, bảy đảng cấp quốc gia, 43 đảng cấp bang và 623 đảng chính trị khác tham gia vào cuộc bầu cử.

Các đảng có vai trò quan trọng trong cơ quan lập pháp của bang được công nhận là đảng của bang. Những đảng có hiện diện đáng kể ở nhiều bang sẽ được xếp vào đảng quốc gia. Năm 2019, có 36 đảng giành được một hoặc nhiều ghế tại Lok Sabha.

Trong số 543 ứng cử viên chiến thắng năm 2019, có 397 người thuộc các đảng quốc gia, 136 người thuộc các đảng cấp bang, 6 người thuộc các đảng khác và 4 người là ứng viên độc lập. Kỷ lục có 612 triệu người trong tổng số 912 triệu cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, đạt tỷ lệ 67,4%. Sự tham gia của nữ cử tri cũng tăng lên mức lịch sử 67,18%.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục