Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông mong muốn Iran chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa hai nước đã bị hoãn lại.


Nhà máy chế biến dầu của Iran ở Ahvaz, tỉnh Khuzestan.

Theo đài RT (Nga) ngày 5/5, phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC hôm 4/5, khi được người dẫn chương trình Kristen Welker hỏi rằng ông có muốn hạn chế hay xóa bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran hay không, ông Trump trả lời: "Xóa bỏ hoàn toàn. Vâng, đó là điều duy nhấttôi chấp nhận”.

Tổng thống Trump cũng bày tỏ hoài nghi về nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích dân sự của Iran. Ôngcho rằng nước này có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào nên không cần đến năng lượng hạt nhân.

"Họ có rất nhiều dầu mỏ – tại sao lại cần hạt nhân? Năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự thường là tiền đề dẫn tới xung đột quân sự. Chúng tôi không muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Đó là một thỏa thuận rất đơn giản. Tôi không muốn họ có vũ khí hạt nhân vì điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của cả thế giới”, ông Trump nói thêm.

Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Oman, ông Badr Al-Busaidi, thông báo rằng vòng đàm phán gián tiếp thứ tư giữa Mỹ và Iran đã bị hoãn lạivô thời hạn.

"Vì các lý do hậu cần, chúng tôi đang phải xây dựng lại lịch trình cuộc gặp Mỹ - Iran, vốn trước đó được ấn định vào ngày 3/5. Ngày gặp mới sẽ được thông báo sau khi hai bên nhất trí”, ông ông Al-Busaidi nói.

Ngay sau khi thông tin về việc trì hoãn đàm phán được công bố, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ cấm hoàn toàn việc mua dầu và các sản phẩm hóa dầu của Iran. Ông cũng cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với bất kỳ quốc gia hoặc công ty nào vi phạm lệnh cấm này, bao gồm cả việc cấm giao thương với Mỹ dưới mọi hình thức.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth lên tiếng cảnh báo rằng Iran sẽ phải "gánh chịu hậu quả” vì ủng hộ lực lượng Houthi ở Yemen – nhóm vũ trang đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào tàu thuyền qua Biển Đỏ và đang đối mặt với các chiến dịch không kích của Mỹ kể từ giữa tháng 3.

Căng thẳng tại Yemen – nơi Mỹ và Anh gần đây tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi – đã phủ bóng tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran, vốn trước đó được cả hai bên mô tả là "mang tính xây dựng.”

Trước khi đàm phán bị gián đoạn, Mỹ và Iran đã tiến hành ba vòng tiếp xúc gián tiếp tại Oman và Italy, với cả hai phía đều ghi nhận những tiến triển tích cực.

Tình hình thêm phức tạp khi ngày 4/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ có hành động đáp trả sau khi một tên lửa đạn đạo do Houthi phóng đã rơi gần sân bay Ben Gurion, ngoại ô Tel Aviv, khiến tám người bị thương.

Phía Houthi tuyên bố họ đang nhắm đến một "cuộc phong tỏa trên không toàn diện” đối với Israel nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết với người dân Palestine ở Gaza. Iran, trong khi đó, bác bỏ mọi cáo buộc rằng họ đứng sau các vụ tấn công này, cho rằng những lời buộc tội này là "gây hiểu lầm”.

Trước đây, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 do Liên hợp quốc bảo trợ, với lý do Iran bí mật vi phạm các điều khoản. Tehran đã phủ nhận cáo buộc, nhưng sau đó cũng dần rút khỏi các cam kết trong thỏa thuận và tăng cường dự trữ urani đã làm giàu.

Gần đây, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cảnh báo rằng Iran sẽ không khuất phục trước bất kỳ "áp lực hay đe dọa” nào từ phía Mỹ.

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui

Việc chính quyền Tổng thống Trump xem xét rút khỏi các tổ chức quốc tế làm dấy lên lo ngại rằng các cơ quan tài chính toàn cầu có thể mất dần vai trò và ảnh hưởng, trong bối cảnh thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng tài chính mới do thiếu vắng vai trò điều phối của Mỹ.

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Thị trường đất hiếm và các khoáng sản quan trọng đang trở thành một trận địa nóng bỏng. Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt ở khâu chế biến, đã biến đất hiếm thành thứ vũ khí sắc bén, buộc Mỹ, châu Âu và các đồng minh phải tìm kiếm giải pháp thay thế đầy thách thức.

Reporte Asia phân tích kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trang Reporte Asia - nền tảng thông tin uy tín về châu Á tại Mỹ Latinh - gần đây đăng bài phân tích sâu về hành trình phát triển của Việt Nam qua 3 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ độc lập dân tộc (1945-1986), Thời kỳ Đổi mới và phát triển (1986-2025) và đang bước vào Thời kỳ chấn hưng.

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam được quan tâm, đưa đậm nét trên báo chí quốc tế.

50 năm Thống nhất đất nước: Reporte Asia ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam

Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha chuyên cập nhật các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Mỹ, Ukraine đồng loạt lên tiếng trước tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin

Theo tờ Kyiv Independent, ngày 28/4, phía Mỹ và Ukraine đã ngay lập tức lên tiếng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố về một lệnh ngừng bắn trong tháng 5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục