Chính trường Ukraine ngày 16/1 đã chứng kiến những cuộc tranh cãi nảy lửa và cả chiêu bài nói xấu nhau giữa các ứng viên Tổng thống bởi chỉ còn 24 tiếng đồng hồ nữa là cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine sẽ bắt đầu.

Tất cả có 18 ứng cử viên Tổng thống mà nổi bật nhất là đương kim Tổng thống Viktor Yushchenko, Thủ tướng Yulia Tymoshenko, cựu Thủ tướng Viktor Yanukovich và ông trùm ngân hàng Sergei Tigipko.

Chạy đua tranh cử

Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy, Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu Thủ tướng Viktor Yanukovich luôn thay nhau dẫn đầu. Hai người này đều dùng "con bài" là kêu gọi mở rộng lại quan hệ với Nga để thu hút phần đông các cử tri. Về cơ bản, chiêu thức này đang phát huy tối đa tác dụng của nó bởi gần 6 năm sau cuộc "cách mạng cam", người dân Ukraine dường như mệt mỏi với chính phủ thân phương Tây của Tổng thống Viktor Yushchenko và chỉ muốn quay về sống yên bình cùng quốc gia láng giềng Nga.

Các nhân viên trong Ủy ban bầu cử đang gấp rút hoàn tất công đoạn cuối cùng để phục vụ cuộc bầu cử. (Ảnh: AP).

Trong khi đó, thất thế trước những đối thủ nặng ký, đánh mất lòng tin của cử tri do nội bộ chính quyền thường xuyên lục đục, tranh giành quyền lực, tiếng nói của ông Viktor Yushchenko giờ đây cũng không còn trọng lượng. Cái cách mà ông lãnh đạo Ukraine trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng không được đánh giá cao.

Thống kê cho thấy, tình trạng tham nhũng hoành hành dữ dội ở Ukraine và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong năm 2009, đồng nội tệ Ukraine đã mất giá tới 60%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 17%. Thêm vào đó, Tổng thống Viktor Yushchenko đã bị "mất điểm" một cách nghiêm trọng bởi trong suốt quá trình tranh cử, ông luôn sử dụng chiến thuật tố cáo đối thủ của mình là "tay sai" của Nga, đồng thời nhận sự trợ giúp nhiệt thành từ các nước phương Tây.

Ông chỉ trích gay gắt Thủ tướng Yulia Tymoshenko, từng là đồng minh trong cuộc "cách mạng cam" và nay là một trong những đối thủ mạnh nhất của ông, cũng như đối thủ cũ, cựu Thủ tướng Viktor Yanukovich, lãnh đạo đảng Các khu vực, là một phần "âm mưu lật đổ của Moskva". Vì thế, có thể thấy rõ rằng ông Viktor Yushchenko đang dần bị gạt sang bên lề của cuộc bầu cử. Đa số các nhà phân tích cho rằng, trên thực tế chỉ là cuộc đua "song mã" giữa đương kim Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu Thủ tướng Viktor Yanukovich.

Bước ngoặt phút cuối

Tuy nhiên, cuộc đua lại đang hứa hẹn nhiều gay cấn và bất ngờ bởi vào những ngày cuối cùng của cuộc vận động tranh cử, ứng viên Sergei Tigipko đã dẫn điểm tại một số khu vực bầu cử ở miền Nam và miền Đông Ukraine.

Tổ chức VTSIOM công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy, trùm ngân hàng từng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế Sergei Tigipko có khả năng loại bà Yulia Tymoshenko để tranh đua cùng ông Viktor Yanukovich ở vòng hai.

Theo giới truyền thông, tính đến nay, ông Sergei Tigipko đã chi 11 triệu USD cho chiến dịch tranh cử và doanh nhân giàu có này đang cố gắng xây dựng hình ảnh một ứng viên độc lập, không chịu ảnh hưởng của bất cứ nhà tài trợ hay phe phái chính trị nào. Bản thân ông cũng nhiều lần bày tỏ quan điểm trung dung của mình.

Ông cho rằng, Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Nhiệm vụ trước mắt là tập trung thành lập một chính phủ đoàn kết có thể thúc đẩy phát triển nền kinh tế yếu kém của đất nước. Tuy nhiên theo ông, về lâu dài, Ukraine phải hướng tới hội nhập với châu Âu. Ông Sergei Tigipko còn khẳng định sẽ tìm cách hàn gắn mối quan hệ bị sứt mẻ với Nga và sẽ gia hạn hợp đồng cho phép hải quân Nga thuê một căn cứ ở thành phố cảng Sevastopol, nếu phía Nga đưa ra một đề nghị hợp lý...

Trong khi đó, công tác chuẩn bị bầu cử đã hoàn tất song vẫn còn vấp phải một số rắc rối nho nhỏ. Việc thành lập danh sách cử tri của Ukraine xuất hiện rất nhiều liên quan đến thông tin cá nhân như: tên, họ, địa  chỉ và hộ khẩu... Điều này khiến người ta lo ngại về nguy cơ gian lận bầu cử và nó cũng đã trở thành đề tài để hai đồng minh trước đây trong "cách mạng cam" là Tổng thống Viktor Yushchenko và Thủ tướng Yulia Tymoshenko tranh cãi và "hạ bệ" lẫn nhau

 

                                                                           Theo CAND

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục