Bằng vụ đánh bom ở Kizliar chủ nghĩa khủng bố quốc tế ủng hộ tài chính, kỹ thuật, vật chất cho lực lượng ly khai tại chỗ nhằm thực hiện ý đồ chia nước Nga ra nhiều mảnh như chúng đã làm thành công ở Nam Tư. Một nước Nga, lúc đầu chỉ không có Bắc Kavkaz tất dẫn tới một nước Nga trong tương lai không có vùng Viễn Đông, Xibiri... và cuối cùng "Moskva" - niềm tin, niềm kiêu hãnh và cả khát vọng cho độc lập, tự do, hòa bình cho nhân loại.

 

Vào lúc 7h65' ngày 29/3, trong lúc người Nga còn chưa vơi đi những giọt lệ đau buồn, vào lúc 9h ngày 31/3, khi cảnh sát yêu cầu một chiếc xe khả nghi mang nhãn hiệu "Niva" đang chạy trên đại lộ Moskva tại thành phố Kizliar thuộc nước Cộng hòa Dagestan dừng lại để kiểm tra. Tức thời kẻ lái xe đã cho nổ khối thuốc nổ có sức công phá tương đương 200kg trotil.

Vụ nổ khủng khiếp đã khiến cho cả tòa nhà chính phủ và công sở xung quang bị ảnh hưởng nặng đã buộc người lãnh đạo cơ quan an ninh địa phương - ông Vitali Vedernhicov - cùng lực lượng cảnh sát  lập tức có mặt tại hiện trường. Cùng lúc đó một kẻ mặc quần áo cảnh sát đã trà trộn vào nhóm Vedernhicov và cho nổ khối bom mang trong người khiến cho 12 người bị chết ngay tại chỗ và 27 người khác phải cấp cứu tại bệnh viện.

Liên hệ với kịch bản vụ khủng bố đoàn tàu tốc hành "Nhevcki" chạy tuyến St. Peterburg - Moskva vào các năm 2006 và 2009 với hai vụ khủng bố vừa xảy ra, các quan chức cao cấp nhất của nhà nước Nga đã chỉ ra rằng các vụ khủng bố trên là những mắt xích trong một dây xích của một kế hoạch tổng thể cực kỳ quỷ quyệt của thế lực quốc tế chống lại nước Nga từ trong quá khứ, hiện tại và cho tới tương lai bằng cách thông qua bàn tay của các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Sau khi tuyên bố này được đưa ra, Doku Umarov lập tức thay đổi giọng lưỡi. Tuyên bố với Reuters, y khẳng định chính lực lượng đòi độc lập cho Bắc Kavkaz do y đứng đầu đã lên kế hoạch và thực hiện hai vụ đánh bom cảm tử tại Moskva nhằm trả thù lực lượng an ninh Nga vào ngày 11/2 vừa qua đã tiêu diệt 18 phiến quân của y trong trận truy quét bọn khủng bố tại các khu làng Arxtư và Datư thuộc vùng Xungienck của Inguxetchia.

Mặc dù vậy, Thủ tướng Putin cho rằng: Những kẻ khủng bố tại bất kỳ nơi nào của nước Nga chỉ là một và cho dù chúng ở đâu, mang quốc tịch nước nào đều phải bị tiêu diệt.

Vậy những cuộc khủng bố trên nhằm mục đích gì? Thứ nhất để hạ bệ uy tín của các cơ quan an ninh, cảnh sát quốc gia Nga và qua đó làm xói mòn niềm tin mà lịch sử, nhà nước và nhân dân Nga dành cho ông Putin - người đã hồi sinh lại nước Nga từ "đống tro tàn" thời hậu Xô Viết.

Thật vậy, bọn khủng bố không phải ngẫu nhiên chọn hai nhà ga trên để cho nổ bom. Bởi đóng trên nhà ga Lubianka là trụ sở của cơ quan an ninh Liên bang, còn ở trên nhà ga Công viên Văn hóa - Đầu não cơ quan Bộ Nội vụ. Vụ nổ được dự tính sẽ xảy ra tại khu vực trung tâm thành phố tại nhà số 6 trên phố Moskva nơi đóng đô của các cơ quan chính quyền, tòa án, Bộ Nội vụ, cơ quan an ninh đầu não nhằm " hạ nhục" các cơ quan sức mạnh Nga.

Thứ hai: Hệ thống tàu điện Nga được xem là viện bảo tàng kiến trúc và nghệ thuật dưới lòng đất của Moskva và có khả năng chuyên trở từ 8 tới 10 triệu hành khách ngày. Chọn nơi này để đánh bom, bọn đầu não khủng bố một mặt gián tiếp "vuốt mặt: cơ quan an ninh và cảnh sát Nga, một mặt gây nên sự hoảng loạn, khiếp sợ trong dân chúng nước Nga bởi số lượng người bị chết và thương tổn rất lớn.

Từ chỗ khủng bố tinh thần tại Thủ đô, các thế lực chống Nga khiến cho xã hội bất ổn định, nhân dân nghi ngờ năng lực lãnh đạo của những người đang chèo lái con thuyền Nga vượt qua cơn khủng khoảng kinh tế vừa qua nhằm dẫn tới một sự xáo trộn về chính trị, phá hoại sự đoàn kết dân tộc của người Nga.

Thế nhưng mưu mô tàn độc của các thế lực chống Nga đã thất bại thảm hại. Dường như sau mỗi lần tang thương, mất mát và đau đớn tới tột cùng, người Nga lại càng bộc lộ hơn bản chất Nga, tâm hồn Nga. Không ai khiếp sợ trước bom, đạn và bạo lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng như tham vọng điên cuồng của kẻ ly khai khát máu.

Ngay sau vụ khủng bố diễn ra, hàng loạt số điện thoại nóng được tạo ra để giúp người bị nạn, Hàng đoàn người xếp hàng trước cổng bệnh viên để hiến máu cho nạn nhân. Một triệu rup dành cho gia đình có người hy sinh và 0,4 triệu rup trao cho người bị thương đã được Moskva chuyển tới Kizliar. Các đoàn thể chính trị, xã hội, tôn giáo đã đưa ra những hành động cụ thể. Giáo hội chính thống Nga còn treo giải thưởng một triệu rup để có thông tin về kẻ khủng bố.

Cả nước sau cơn đau, lại bừng tỉnh và ý thức hơn về trách nhiệm của người con đối với người Mẹ Tổ quốc. Họ tỉnh táo và sẵn sàng đương đầu một cách mạnh mẽ với bất kỳ thách thức nào, vì họ hiểu rằng một khi còn tồn tại chủ nghĩa khủng bố thì không có cách gì hơn là phải chiến đấu để quyết thắng chúng.

Giờ này rất nhiều thành phố của nước Nga tuy cờ rủ chưa cất đi nhưng bài hát bất diệt của thời chiến tranh vệ quốc vĩ đại "Tổ quốc ơi hãy đứng dậy" lại hào sảng vang lên. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Người Nga chưa bao giờ hết đang sốc lại niềm tin, tiềm năng về sức mạnh và trí tuệ để thực hiện lời răn dạy của cha ông: Kẻ nào vác gươm tới nước Nga để gây tội ác, kẻ đó sẽ bị chết bởi thanh gươm đó!

Hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva
- Tổng chiều dài 300km với 12 tuyến và 180 nhà ga.
- Đây là phương tiện giao thông rẻ nhất, tiện lợi nhất và nhanh nhất cho hàng triệu khách hàng thường xuyên.
- Hàng ngày có năng lực vận chuyển tới 10 triệu người.
- Tới Moskva không đi tàu điện ngầm xem như chưa tới đây vì vẻ đẹp mê hồn của kiến trúc, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, trang trí và trình bày.

Các vụ khủng bố đã xảy ra trong hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva
1- Tháng 6/1996: Đánh bom tại ga Serpukhovskaya khiến 4 người thiệt mạng, 2 bị thương.
2- Tháng 7/1998:  Đánh bom tại  ga Tretyakovskaya   khiến  3 bị thương
3- Tháng 8/2000: Đánh bom trong đường hầm dẫn tới ga Tverskaya khiến 13 ngưòi chết, 118 người bị thương.
4- Tháng 2/2001: Đánh bom ngoài ga Belorusskaya khiến 20 người bị thương.
5- Tháng 2/2004: Đánh bom tại nhà ga Rizhskaya - "Sông Moskva"- nhà ga lớn nhất nối hai sân bay của Thủ đô khiến 40 người bị thiệt mạng.
6- Tháng 8/2004: Đánh bom ngoài ga Rizhskaya làm cho 10 người thiệt mạng.

Doku Umarov bị cơ quan an ninh Nga buộc tội tổ chức cuộc thảm sát hơn 300 học sinh và phụ huynh tại Besla vào năm 2004. Chính y đã nhận trách nhiệm hai lần đánh bom vào đoàn tàu tốc hành "Nhevcki" vào năm 2006 và 2009.

Y sinh năm 1964, có vợ và ít nhất 6 con. Năm 1994 trở thành phiến quân nổi tiếng trong cuộc chiến với quân đội Nga. Từng là lãnh đạo nhóm "Imarata Kavkaz" và là thủ lĩnh phiến quân ly khai Chechenck. Năm 2006-2007 tự xưng là Tổng thống nước Cộng hòa tự trị Ichkeria.

Năm 45 tuổi là tư lệnh phiến quân Aklana Maxskhadova tại mặt trận phía Tây với 1.000 tay súng. Sau này, y được phân công phụ trách các chiến dịch khủng bố vào sâu lãnh thổ nước Nga.

 

                                                                                Theo CAND

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục