Hãng BBC đưa tin, trang web WikiLeaks vừa công bố một đoạn băng quay cảnh lính Mỹ thảm sát dân thường Iraq vào ngày 12-7-2007, được quay trên hai chiếc trực thăng Apache của Mỹ. Các nhà tổ chức của trang web WikiLeaks cho biết, đã giải mã đoạn video nhưng không tiết lộ người đã cung cấp nó.

WikiLeaks là trang web chuyên vận động cho sự tự do thông tin và đăng tải các tài liệu nội bộ bị rò rỉ trên mạng nhằm phơi bày các vụ tham nhũng của chính phủ, doanh nghiệp trên khắp thế giới. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận về đoạn băng này. Hãng tin AP, Reuters, đã trích lời của một quan chức trong quân đội Mỹ cho rằng, những gì diễn ra trong đoạn băng này là sự thật.

Ống kính máy quay phim của lính Mỹ chĩa vào nhóm người Iraq trước khi xả đạn.

Đoạn băng video, được công bố hôm 5-4, đi kèm với những lời đối thoại của phi công và các binh sĩ Mỹ dưới mặt đất. Video quay cảnh một đường phố ở Baghdad và nhóm khoảng 8 người được phi công trên trực thăng nhận dạng là các phần tử nổi dậy có vũ trang.

“Hắn có súng phóng lựu đạn RPG. Tôi sẽ bắn”, một người nói. Quân Mỹ liên tiếp nã đạn về một nhóm đàn ông, một số người trong đó không vũ trang, sau khi có một giọng nói hối thúc phi công “bắn chúng đi”. Một người trong phi hành đoàn trên trực thăng Mỹ đã cười lớn và hét lên: “Tao bắn chúng rồi”.

Vài phút sau đó, khi một chiếc xe tải chạy tới hiện trường để trợ giúp những người bị thương, ngồi trên xe có 2 em nhỏ, chiếc xe cũng bị nhóm lính Mỹ trên trực thăng bắn. Tổng cộng khoảng 12 người đã thiệt mạng. Trong số những nạn nhân thiệt mạng có một phóng viên ảnh của Reuters là Namir Noor-Eldeen, 22 tuổi và người lái xe Saeed Chmagh, 40 tuổi.

Các binh sĩ Mỹ trên mặt đất sau đó xác định có 2 trẻ em bị thương và đồng ý đưa nạn nhân tới bệnh viện. Một giọng nói cất lên trong đoạn băng đối thoại, được cho là nhóm bộ binh Mỹ dưới mặt đất “Đó là lỗi của bọn chúng khi mang con vào chiến trường”.

Theo hồ sơ hôm đó, trực thăng chiến đấu Mỹ được gọi đến để yểm trợ lực lượng mặt đất. Khi các phi công tới hiện trường, họ thấy một nhóm người đang đi, đeo trên vai những vật giống súng AK-47 và mang ít nhất một súng phóng lựu đạn.

Một điều tra sau đó kết luận rằng, nhóm lính Mỹ đã nhầm tưởng vật là lựu đạn thực chất là một ống kính máy ảnh cỡ lớn và máy quay thì trông giống một khẩu AK-47. Các phóng viên Reuters được cho là đã trộn lẫn với lực lượng nổi dậy ở Iraq. Thiết bị tác nghiệp của họ dễ bị nhầm với vũ khí nếu nhìn từ trên cao.

Vụ việc đã được báo cáo vào thời điểm đó nhưng gần 3 năm sau video mới được tung ra. WikiLeaks đã dẫn lời Tổng biên tập của Hãng tin Reuters, David Schlesinger cho rằng, đoạn băng video là một bằng chứng cho thấy sự nguy hiểm tột cùng mà các phóng viên chiến trường phải đối mặt và mọi thảm kịch có thể xảy ra.

Đoạn băng được công bố đúng thời điểm tại Iraq đang xảy ra nhiều vụ đánh bom đẫm máu làm chết hàng chục người, khi lính Mỹ chuẩn bị rút khỏi nước này, sau khi tuyên bố Iraq “đang ổn định và bước vào thời kỳ dân chủ”.

Những hình ảnh khủng khiếp trong đoạn băng cũng cho thấy, trái ngược với những tuyên bố đem lại hòa bình cho đất nước Iraq, dường như quân đội Mỹ đã mang lại nhiều sự bất ổn hơn cho một quốc gia đang hứng chịu nhiều nỗi đau vì chiến tranh và chia rẽ sắc tộc. Và đây cũng không phải lần đầu tiên quân đội Mỹ phạm phải một sai lầm nghiêm trọng như thế này.

Theo thống kê của Chính phủ Iraq, số thường dân chết tại Iraq kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tại nước này từ năm 2003 đã lên tới khoảng 100.000 người. Trong số đó, có gần một nửa chết vì bom, đạn của quân đội Mỹ. 

Hiện trường vụ nổ bom tại Baghdad, Iraq, ngày 6-4.

 

                                                                             Theo SGGP

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục