Giữa lúc bán đảo Triều Tiên căng thẳng, tin tức từ Seoul cho biết Mỹ-Hàn sẽ tập trận chung ngày mai ở vùng biển từng nổ ra va chạm hải quân hai miền, và Hàn Quốc đang xem xét khôi phục lại khái niệm tác chiến quân sự coi Triều Tiên là “kẻ thù chính”.



Tàu tuần tra Hàn Quốc neo tại căn cứ hải quân Incheon hôm qua

 
Tập trận chung

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm qua dẫn lời các quan chức hải quân nước này cho biết cuộc tập trận diễn ra vào ngày 27/5 ở vùng biển ngoài khơi Taean, cách thủ đô Seoul 150km về phía tây nam. Tham gia diễn tập có 10 tàu chiến – trong đó có một tàu khu trục 3.500 tấn và 3 tàu tuần tra.

Ngoài ra, còn có các tàu chống ngầm và súng hải quân.

Đây sẽ là cuộc tập trận hải quân đầu tiên kể từ khi chính phủ Hàn Quốc hồi đầu tuần khẳng định “sẽ có biện pháp trả đũa” Triều Tiên sau khi cáo buộc nước này đứng sau vụ đắm chiến hạm Cheonan.

Triều Tiên hôm qua đã dọa sẽ có hành động quân sự nếu Hàn Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển của họ ở khu vực này. Tuy nhiên, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tổ chức tập trận “nhằm ngăn chặn Triều Tiên có thêm hành động gây hấn” và những cuộc diễn tập quân sự là một phần trong một loạt biện pháp trả đũa vụ Cheonan.

Seoul đã lên kế hoạch diễn tập chống tàu ngầm với Mỹ ở bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên, nơi từng xảy ra thảm kịch hải quân, và sẽ tổ chức tập trận để ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng – Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young nói trong cuộc họp báo hôm qua.

Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng tuyên bố cuộc tập trận “là để trả lời hành động hiếu chiến của Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm chiến hạm Cheonan”. Tập trận sẽ tập trung vào kỹ thuật chống tàu ngầm và ngăn chặn tàu lạ xâm nhập hải phận của Hàn Quốc.

“Kẻ thù chính”

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm qua nói quân đội Hàn Quốc cần xác định rõ ràng ai là kẻ thù chính – ám chỉ rằng Seoul sẽ sử dụng lại cụm từ “kẻ thù chính” với Triều Tiên sau vụ chiến hạm Cheonan – người phát ngôn Phủ Tổng thống, Kim Eun-hye cho biết.

“Quân đội chúng ta đã không xác định được khái niệm kẻ thù chính trong 10 năm qua”, ông nói trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo lão thành – gồm cả các cựu Thủ tướng và các chủ tịch Quốc hội.

 
Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu quân đội xác định rõ "kẻ thù chính"
 
Theo ông Kim Eun-hye, Hàn Quốc có thể sử dụng lại cụm từ “kẻ thù chính” đối với Triều Tiên trong Sách trắng quốc phòng sẽ được phát hành vào nửa cuối năm nay. Được biết, hiện chỉ còn vấn đề kỹ thuật sử dụng thuật ngữ này vào nội dung nào.

Nếu được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2004, miền Nam sử dụng cụm từ “kẻ thù chính” để mô tả miền Bắc.

Hàn Quốc bắt đầu sử dụng khái niệm “Kẻ thù chính” trong Sách trắng quốc phòng năm 1995 sau khi Trưởng đoàn đàm phán Park Young-soo của phía Triều Tiên dọa “sẽ dìm Seoul trong biển lửa” tại cuộc họp cấp chuyên viên lần thứ 8 vào năm 1994. Vào năm 2004, Chính phủ của Tổng thống Roh Moo-hyun thay cụm từ “kẻ thù chính” sang “mối đe dọa quân sự trực tiếp” hoặc “mối đe dọa của quân đội Triều Tiên hiện đang tồn tại”.

Sau khi tuyên bố Triều Tiên “liên quan đến vụ Cheonan”, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp trả đũa: nối lại các chương trình phát thanh để tuyên truyền ở Triều Tiên bất chấp đe dọa của miền Bắc là sẽ nổ súng phá hủy những máy phóng thanh; cắt đứt toàn bộ các hoạt động thương mại Liên Triều; không cho tàu bè của Triều Tiên sử dụng các tuyến hàng hải của Hàn Quốc và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp chế tài mới đối với Triều Tiên.

Bán đảo Triều Tiên trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Lãnh đạo Kim Jong Il ra lệnh đặt quân đội Triều Tiên trong tình trạng báo động, dọa cắt đứt mọi quan hệ với miền Nam. Hãng thông tấn chính thức của Bình Nhưỡng KCNA lên án chiến hạm Hàn Quốc xâm nhập lãnh hải và dọa sẽ đáp trả bằng quân sự. KCNA còn quy buộc hải quân Hàn Quốc xâm nhập lãnh hải “hàng chục lần trong 10 ngày qua”.

                                                                                          Theo Dantri

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục