Tổng thống Mỹ B.Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau bên lề G-20.

Tổng thống Mỹ B.Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau bên lề G-20.

Các nhà lãnh đạo nhóm G-20 (các nước phát triển và mới nổi, đại diện cho khoảng hơn 85% nền kinh tế toàn cầu) đã nhóm họp tại Seoul, Hàn Quốc từ 11.11 để tìm biện pháp giải quyết sự mất cân bằng về kinh tế thế giới.

 

Giảm mất cân bằng

Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ vào cuối năm 2008, đây là lần thứ năm các nhà lãnh đạo G-20 nhóm họp. Hội nghị lần này không chỉ tập trung vào các biện pháp để đối phó với khủng hoảng, mà lần đầu tiên các bên sẽ phác họa ra một trật tự kinh tế mới nhằm tìm kiếm một mô hình phát triển kinh tế bền vững và cân đối cho toàn cầu.

Đây là lần đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức tại một nền kinh tế không thuộc nhóm bảy cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7). Đối với Hàn Quốc, đây là một vinh dự lớn bởi dù được coi là nền kinh tế mạnh thứ 15 thế giới, nhưng chưa bao giờ Seoul có được một tiếng nói quyết định đối với trật tự kinh tế thế giới. Các nền kinh tế đang phát triển đang hết sức kỳ vọng vào vai trò của chủ nhà Hàn Quốc trong việc bảo vệ quyền lợi kinh tế cho họ.

Hàn Quốc được mong chờ như một chiếc cầu nối giữa các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế đang lên. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khẳng định: “Giảm mất cân bằng giữa các nước phát triển và đang phát triển là vấn đề cấp bách mà chúng ta cần ưu tiên giải quyết”.

Ông Il Sakong - Chủ tịch Uỷ ban tổ chức Hội nghị G-20 cho biết, hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh các nước đang lo ngại về khả năng xảy ra “chiến tranh tiền tệ”. Một số thành viên G-20 - điển hình là Trung Quốc, luôn trong tình trạng xuất siêu và dư thừa ngoại tệ. Trong khi cán cân thanh toán của một số nước khác - tiêu biểu nhất là Mỹ - lại trong tình trạng thiếu hụt.

Sự mất cân đối này khiến nhiều thành viên trong nhóm G-20 sử dụng đơn vị tiền tệ để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ xuất khẩu. Vài ngày trước hội nghị, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định bơm thêm 600 tỉ USD để tiếp sức cho nền kinh tế Mỹ. Động thái này đã gây ra những tranh cãi trên toàn thế giới. Vì vậy, chủ nhà Hàn Quốc cho biết trọng tâm của hội nghị sẽ là tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề như mất ổn định tiền tệ, sự bấp bênh của hệ thống tài chính và các vấn đề cạnh tranh thương mại.

Tranh cãi tay đôi


Trước khi diễn ra hội nghị, “cuộc chiến tiền tệ” Mỹ và Trung Quốc đã trở thành đề tài nóng bỏng, có nguy cơ làm lu mờ trọng tâm của Hội nghị G-20 mà Seoul đang hướng đến. Tuy nhiên, lo ngại về “chiến tranh tiền tệ” đã giảm nhiệt hôm 11.11, sau khi Tổng thống Mỹ B.Obama kêu gọi lãnh đạo G-20 bỏ đi khác biệt, hướng tới cộng tác để giúp kinh tế toàn cầu tăng trưởng.

Tổng thống Mỹ cam kết sẽ tìm cách tạo thêm công ăn việc làm, điều chỉnh mất cân đối trong giao dịch ngoại thương với thế giới. “Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho nền kinh tế thế giới là thúc đẩy tăng trưởng (nội địa), bởi vì chúng tôi vẫn là thị trường lớn nhất thế giới và là động lực mạnh để tất cả các nước khác tăng trưởng” - ông Obama nói.

Washington đổ lỗi Bắc Kinh thao túng đồng nhân dân tệ, cố tình duy trì đồng nội tệ rẻ để tìm lợi thế cho xuất khẩu, gia tăng quỹ dự trữ ngoại tệ..., những hành động góp phần gây ra hiện tượng thâm thủng thương mại. Nhưng Trung Quốc cũng cáo buộc rằng, chính sách kinh tế của Mỹ, đặc biệt việc in thêm tiền để tăng vốn kinh doanh, cũng là hành động thao túng tiền tệ, theo một hướng khác.

Trước hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng hành động cùng cộng đồng quốc tế để phối hợp các chính sách kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Trung Quốc bác bỏ những lời cáo buộc rằng họ thao túng đồng nhân dân tệ và nói rằng sẽ tiếp tục cải cách chế độ tỉ giá hối đoái theo cách riêng của mình.

Bắc Kinh cũng chỉ trích quyết định bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính hồi tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho rằng hành động này có thể gây nên tình trạng dư thừa nguồn vốn đổ vào các thị trường đang nổi, mà điều đó có thể gây bất ổn định về tài chính tại những thị trường đó.

Các nhà phân tích hy vọng Hàn Quốc sẽ kiềm chế được “ngọn lửa chiến tranh hối đoái” đang nhen nhóm để tập trung vào hai trọng tâm chính là kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính thế giới và xây dựng một “lưới an toàn tài chính” cho các quốc gia đang phát triển.

                                                                Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục