Các nhà lãnh đạo EU trò chuyện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Brussels ngày 16-12.

Các nhà lãnh đạo EU trò chuyện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Brussels ngày 16-12.

Cần thay đổi Hiệp ước Lisbon và áp dụng cơ chế mới nhằm ổn định đồng euro. Trong phiên họp thượng đỉnh tại Brussels vào tối 16-12, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về việc thành lập một cơ chế ứng cứu tài chính thường trực các nước thuộc khu vực đồng euro. Một thỏa thuận đòi hỏi phải thay đổi Hiệp ước Lisbon, vốn không quy định việc ứng cứu này.

 
Theo đài BBC, cơ chế này sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2013, khi thời hạn của quỹ ứng cứu tài chính tạm thời kết thúc. Chủ tịch EU Herman Van Rompuy nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì được yêu cầu để bảo đảm sự ổn định tài chính cho khu vực đồng euro như một tổng thể”. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nói rằng thỏa thuận này thể hiện “ngày trọng đại của châu Âu và từ nay các nhà lãnh đạo thay thế lời nói bằng hành động”.
 
Theo báo Pháp Le Monde, thỏa thuận nói trên có thể sẽ bổ sung cho điều khoản 136 của Hiệp ước Lisbon: “Các thành viên khu vực đồng euro được quyền tạo lập một cơ chế ổn định được vận hành nếu có sự đòi hỏi cần thiết nhằm bảo đảm sự ổn định chung của đồng euro. Sự tiếp cận mọi trợ giúp tài chính trong khuôn khổ cơ chế này phải được đặt dưới những điều kiện nghiêm ngặt”. Đức yêu cầu có thêm bảo đảm pháp lý về quy định này để tránh sự lạm dụng.
 
Theo hãng tin AP, hồi tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý thành lập một cơ chế ổn định nhằm cung cấp khoản vay cần thiết để giúp các nước đang gặp khủng hoảng. Điều này có nghĩa là nếu không được ứng cứu, quốc gia đó không thể có đủ tiền sớm để trả nợ. Sự đồng thuận này đã được các bộ trưởng tài chính triển khai thêm hồi cuối tháng 11 và dẫn đến hội nghị lần này. Sắp tới, tiến trình thay đổi Hiệp ước Lisbon dự kiến sẽ được thông qua vào  tháng 3-2011 sau những đợt tham khảo giữa các nước.
 
Các nhà lãnh đạo thận trọng tiến hành thủ tục này để tránh quyết định về việc cần phải trưng cầu dân ý. EU mong muốn mọi thủ tục phải hoàn tất vào tháng 1-2013 để cơ chế này được cụ thể hóa và chính thức thành lập vào tháng 5-2013. Cơ chế này có nguồn tài chính trị giá 750 tỉ euro của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) so với quỹ ứng cứu tạm thời hiện nay là 440 tỉ euro. Đến nay đã có Hy Lạp và Cộng hòa Ireland nhận khoản vay ứng cứu từ quỹ nói trên.
 
 
                                                                               Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục