Làn sóng biểu tình ở Ai Cập có nguy cơ “bùng nổ” sau tuyên bố của Tổng thống Ai Cập, trong đó ông khẳng định sẽ chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống nhưng từ chối từ chức sau hơn 2 tuần có biểu tình đòi ông đáp ứng yêu sách này.

Tổng thống Ai Cập Mubarak nói rằng một cuộc chuyển quyền ôn hòa đang tiến hành và ông không lùi bước trước đòi hỏi của người biểu tình.

Sau 17 ngày biểu tình không ngừng, phe chống chính phủ đang tụ tập tại quảng trường Tahrir hy vọng được nghe tin mà họ chờ đợi. Đòi hỏi của họ là tổng thống phải từ chức.

Tối qua, lúc 10 giờ 45 (giờ địa phương), Tổng thống Hosni Mubarak đã xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố ông sẽ không rời chức cho tới khi chọn tổng thống mới trong cuộc bầu cử tháng 9.

Ông Mubarak nói rằng một cuộc chuyển quyền ôn hòa đang tiến hành và ông không lùi bước trước các đòi hỏi của hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ đã biểu tình liên tục từ 17 ngày qua. Đây là lần thứ hai trong tuần ông Mubarak nói với nhân dân ông sẽ tại vị cho đến tháng 9.

Trong bài phát biểu dài 20 phút, ông Mubarak cũng tuyên bố sẽ không khuất phục trước áp lực nước ngoài - ám chỉ cả những tuyên bố của đồng minh thân cận là Washington.

Phe đối lập gọi phát biểu trên của ông Mubarak là “thông báo đầy kịch tính” và cảnh báo về diễn biến tình hình xấu đi sau tuyên bố này.

Biểu tình, đình công lan rộng ở Ai Cập

Trước tuyên bố trên, những người biểu tình chống chính phủ tiếp tục đổ dồn về quảng trường Tahrir ở Cairo, có lẽ là để chờ đợi một lời thông báo quan trong của ông Hosni Mubarak sau khi quân đội và đảng cầm quyền tuyên bố Tổng thống sẽ “đáp ứng đòi hỏi của họ”.
 
Ngoài các cuộc biểu tình đã diễn ra nhiều ngày ở thủ đô, việc phản đối chính phủ cũng biến thành các cuộc đình công trên khắp Ai Cập làm ảnh hưởng đến ngành du lịch, dệt may, đường sắt cũng như chính phủ.
 
Biểu tình, đình công lan rộng ở Ai Cập, Bộ trưởng ngoại giao tuyên bố quân đội sẽ can thiệp.

Những người biểu tình đang gây áp lực lên ông Mubarak, người đã nắm quyền trong 30 năm nay, trong khi họ cũng đòi các nhà lập pháp, được bầu vào cuối năm ngoái trong cuộc bầu cử bị tố cáo là có gian lận để có lợi cho đảng cầm quyền, từ chức.

Những người tổ chức biểu tình nói rằng họ đang lập kế hoạch để chuyển sang tòa nhà của đài truyền hình và phát thanh vào ngày hôm nay, 11/2, khi một cuộc biểu tình rầm rộ khác dự kiến sẽ diễn ra.

Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman nói rằng chính phủ sẽ không dung chấp các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài nhiều ngày nay tại Quảng trường Tahrir. Bộ trưởng Ngoại giao Ahmed Abul- Gheit hôm qua thì cảnh báo quân đội sẽ can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia và chấm dứt các cuộc biểu tình đang lan rộng ở Ai Cập.

Trong khi đó, quân đội vẫn tiếp tục bố trí bên trong Cairo, đóng ở các chốt kiểm soát và cố gắng không để các cuộc biểu tình leo thang quá mức. Nhiều người nói rằng họ tin tưởng quân đội sẽ giữ vai trò duy trì trật tự trong khi chuyển quyền.

Mỹ tiếp tục gây áp lực

Tổng Thống Barack Obama hôm qua nói rằng Mỹ theo dõi sát những biến cố tại Ai Cập và “sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được để ủng hộ sự chuyển đổi có trật tự và thật sự sang nền dân chủ”.

Lên tiếng tại tiểu bang Michigan hôm qua, Tổng Thống Obama nói rằng “trang sử mới đang mở ra tại Ai Cập”. Ông gọi đó là một thời điểm chuyển đổi đang diễn ra “bởi vì nhân dân Ai Cập yêu cầu thay đổi”.

Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs đã mô tả tình hình tại Ai Cập là rất dễ biến đổi và rằng “nhân dân Ai Cập đang tìm kiếm một sự thay đổi không thể đảo ngược”.

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục