Hôm thứ năm vừa qua Nga đã thử thành công mẫu thứ hai của chiếc chiến đấu cơ “thế hệ thứ năm”, mang tính cách mạng của nước này, chiếc chiến đấu cơ của tương lai, có tốc độ siêu thanh, có khả năng tàng hình, và có thể được “tung cánh” vào năm 2013.

 

Thủ tướng Nga Putin cho rằng T-50 sẽ đánh bại đối thủ chính - máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 Raptor F-22 của không lực Mỹ.
 

 

 Nếu những điều trên về chiếc chiến đấu cơ đa năng tàng hình, siêu thanh Sukhoi T-50 là sự thật, thì Nga, nước phụ thuộc phần lớn vào vũ khí của kỷ nguyên Xô Viết trong suốt 2 thập niên qua, “rền vang” tiến vào thế kỷ 21 với hệ thống vũ khí sắc bén, mà độ tiên tiến, tinh vi của nó chỉ có Mỹ mới có thể sánh được.

 

“Đây là thành tựu đặc biệt cho Nga thời kỳ hậu Xô Viết và chúng ta đang bỏ lại châu Âu, Trung Quốc cùng Nhật Bản ở xa phía sau”, trong cuộc đua phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Alexander Khramchikin, một chuyên gia tại Học viện phân tích chính trị và quân đội, một đơn vị độc lập, cho hay. “Điều này đã đưa nước Nga lên nhóm đầu bảng về phát triển quân sự và thậm chí còn cao hơn thế”.

 

Trung Quốc gần đây cũng thử mẫu máy báy tàng hình của riêng mình, song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 của Trung Quốc thiếu nhiều đặc tính của máy bay chiến đấu được gọi là “thế hệ thứ năm”. Cụ thể, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phải là máy bay siêu thanh, có khả năng tránh rada, tích hợp vũ khí, có các hệ thống định vị được điều khiển tự động, thông minh và khung sườn làm từ vật liệu trong ngành vũ trụ.

 

Cho đến nay, chỉ có duy nhất một loại máy bay đáp ứng được những tiêu chuẩn trên đang sải cánh trên bầu trời, đó là chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Trong khi đó, thế hệ “đàn em” của chiếc máy bay này, F-35 Lightning II, dự kiến sẽ được đưa vào triển khai năm 2016. Cả hai loại máy bay này đều bị chỉ trích là có cái giá choáng váng. Giới phê bình ước tính, một chiếc F-22, sau khi đã trừ chi phí nghiên cứu và phát triển, có giá lên tới hơn 300 triệu USD.

 

Thủ tướng Nga Putin, từng được chụp ảnh thị sát chiếc T-50, năm ngoái khẳng định rằng Nga đã chi chỉ có 1 tỷ USD cho phát triển chiếc máy bay mới này và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD nữa để sản xuất.

 

Sau chuyến bay thử nghiệm thành công, kéo dài 44 phút, của T-50, Không lực Nga tuyên bố họ sẽ bắt đầu mua chiếc máy bay vào năm 2013, một phần của chương trình “tân trang” trị giá 650 tỷ USD, theo lệnh của Điện Kremlin vào tuần trước.

 

Cuộc thử nghiệm thành công của một mẫu T-50 mới cho thấy Nga đang củng cố vị trí là cường quốc quân sự hàng đầu. Tuy nhiên, một số lại tỏ ra nghi ngờ. “Vẫn còn nhiều tranh cãi, như liệu chiếc T-50 mới này có phải chỉ là một sản phẩm PR (quảng cáo) hay không”, Viktor Baranets, cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga và hiện là chủ bút mục quân sự của tờ nhật báo Mátxcơva Komsomolskaya Pravda, cho hay. “Song tôi cũng phải nói rằng, thậm chí nếu chiếc máy bay có đang được phóng đại lên đôi chút, thì chiếc máy bay thứ hai này trông thật sự rất ổn khi sải cánh trên bầu trời”.

 

 

                                            Theo DanTri

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục