Các quan chức Nhật Bản hôm nay 12.3 vừa cảnh báo khả năng rò rỉ phóng xạ từ hai nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra hôm qua.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể nổ tung nếu hệ thống làm mát không được khôi phục. Ảnh: Mail.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể nổ tung nếu hệ thống làm mát không được khôi phục. Ảnh: Mail.

Chính phủ Nhật Bản hôm 11.3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (cách thủ đô Tokyo 250km), sau khi hệ thống làm lạnh của một lò phản ứng bị hỏng. Chính phủ ra lệnh cho 3 nghìn người dân sống cách nhà máy trong vòng bán kính 10km phải sơ tán.

Sáng sớm nay 12.3, tình trạng khẩn cấp lại tiếp tục được ban bố tại nhà máy điện thứ hai - Daini, cũng vì hỏng hệ thống làm lạnh. Một quan chức của Bộ Thương mại cho hay Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã mất kiểm soát tại một số lò phản ứng và họ xem xét khả năng giải phóng áp lực tại một nhà máy.

"Hiểm họa thực sự rình rập", ông Robert Alvarez - học giả của Viện Nghiên cứu Chính sách ở Washington, cựu cố vấn chính sách cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng dưới thời chính quyền Bill Clinton - nói.

Khi động đất xảy ra, 11 nhà máy điện hạt nhân tự động ngừng hoạt động, nhưng các vật liệu phóng xạ tiếp tục bị hư hỏng và tạo ra nhiệt. Trong khi đó, hệ thống làm mát của lò phản ứng dựa vào máy bơm điện để đẩy nước lưu thông xung quanh lõi hạt nhân, được thiết kế để ngăn ngừa sự tích nhiệt và áp suất cao, đã bị hỏng.

Trận động đất xảy ra ở Fukushima gây mất điện và hỏng máy phát điện diesel dự phòng của nhà máy điện hạt nhân, buộc các máy bơm phải hoạt động bằng pin. Song, công nhân không thể khôi phục lại toàn bộ hệ thống.

Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết áp suất bên trong lò phản ứng đã tăng lên bất thường. Mức phóng xạ tăng quá 1 nghìn lần so với mức cho phép.

Chính phủ Nhật Bản cho hay sẽ buộc phải xả hơi nước tại các lò phản ứng để giảm áp lực và tránh thảm họa.

Tuy nhiên, Tổng thư ký nội các Yukio Edano nói rằng lượng phóng xạ rò rỉ từ lò hơi sẽ là "rất nhỏ", không gây hại cho người hoặc môi trường. "Với sự sơ tán người dân và bốn bề gió biển, chúng ta có thể đảm bảo an toàn", ông này phát biểu tại một cuộc họp báo vào sáng sớm nay.

Hệ thống thông gió có thể làm giảm bớt áp suất và giúp công nhân thêm thời gian khôi phục lại hệ thống làm mát khẩn cấp. Các công nhân có từ 12-24 giờ, ông Alvarez nói.

Nếu hệ thống làm mát không được khôi phục nhanh chóng, các lõi hạt nhân có thể trở nên quá nóng khiến nước sôi và lộ cốt lõi không khí. Các thiết bị bên trong lõi sẽ bắt lửa, làm lõi hạt nhân tan chảy và năng lượng phóng xạ phát ra quanh các vòm bê tông bao quanh lò phản ứng.

"Có rào cản nào ngăn nổi?", ông Alvarez nói. "Điều đó thực sự nguy hiểm. Điều tốt nhất lúc đó bạn có thể làm chỉ là... chờ đợi".

Nếu công nhân thiết lập lại được nguồn cung cấp điện ổn định và khôi phục hệ thống làm mát, "chúng ta đều thở phào nhẹ nhõm", Alvarez nói thêm.

Nhưng thời gian qua đi, tin tức từ các nhà máy điện ngày càng tệ hơn. Chính phủ Nhật Bản kêu gọi công chúng bình tĩnh.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã gửi quân tinh nhuệ đến để sẵn sàng đối phó với khả năng nhà máy rò rỉ gây bức xạ nghiêm trọng,

Được biết, năng lượng ở đất nước này hầu hết đều từ nhiên liệu hạt nhân.

 

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục