Công nhân TEPCO làm việc tại Nhà máy Fukushima số 1 - Ảnh: Reuters.

Công nhân TEPCO làm việc tại Nhà máy Fukushima số 1 - Ảnh: Reuters.

Hôm qua, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo sẽ mất từ 6-9 tháng để kiểm soát hoàn toàn khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. AFP dẫn lời Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata cho hay trước mắt cần 3 tháng để khắc phục sự cố ở các lò phản ứng, làm giảm mức phóng xạ.

 

Sau bước đầu tiên, sẽ phải mất thêm 3-6 tháng để giảm dần nhiệt độ và làm nguội các thanh nhiên liệu, tiến tới ngưng hoạt động hoàn toàn các lò phản ứng. Cũng trong giai đoạn này, TEPCO sẽ bắt đầu xử lý nước nhiễm xạ, xây dựng lớp vỏ bọc cho các tòa nhà bị hư hại của lò số 1, 3 và 4 và xử lý các khu vực bị ô nhiễm xung quanh nhà máy. Về lâu dài, sau khi tình hình hoàn toàn ổn định, TEPCO sẽ lấy các thanh nhiên liệu khỏi toàn bộ các lò phản ứng tại Fukushima số 1, kể cả lò 5 và 6 không hư hại đáng kể do động đất.

Cùng ngày, nhân chuyến công du Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Washington sẽ hết mình hỗ trợ Tokyo trong việc khắc phục hậu quả của thảm họa. Ngoại trưởng Nhật Takeaki Matsumoto tuyên bố các công ty của 2 nước sẽ hợp tác để xây dựng lại các khu vực bị tàn phá. Mỹ hiện là đối tác kinh tế lớn thứ 2 của Nhật, sau Trung Quốc. Các quan chức ngành thương mại tháp tùng bà Clinton nhận định việc kinh tế Nhật hoạt động trở lại bình thường càng sớm thì càng có lợi cho giới đầu tư Mỹ. Giới chức Nhật Bản ước tính thiệt hại từ thảm họa động đất, sóng thần hôm 11.3 có thể lên đến hơn 300 tỉ USD, theo AFP. Tuy nhiên, con số thật sự sẽ còn cao hơn vì vẫn chưa tính đến chi phí khắc phục sự cố hạt nhân cũng như việc nhiều công ty phải ngưng hoạt động…

Trong một diễn biến khác, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết một trận dư chấn 4,8 độ Richter xảy ra vào rạng sáng qua tại tỉnh Niigata. Hiện vẫn chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại.

                                                                      Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục