Ngày 9/5, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không "xin lỗi" về cuộc tấn công hạ sát thủ lĩnh mạng lưới Al-Qaeda Osama bin-Laden trên lãnh thổ Pakistan.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama cảm thấy ông có "quyền và ở trong điều kiện bắt buộc" phải mở chiến dịch bắt trùm khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới này. Ông Carney cho biết Chính phủ Mỹ hiểu những mối quan tâm của Pakistan và sự hợp tác với chính phủ Islamabad hết sức quan trọng đối với quyền lợi an ninh của Washington.

Theo ông Carney, hai bên đang tham khảo ý kiến ở nhiều "cấp bậc" để xác định xem tại sao bin Laden có thể trốn tránh lâu như vậy mà không bị bắt tại Pakistan và Washington trông đợi Islamabad mở một cuộc điều tra đầy đủ về điều được gọi là mạng lưới giúp đỡ để Osama bin Laden có thể sống tại quốc gia này.

Trước đó, Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani
đã cảnh cáo rằng "những hành động đơn phương" trên lãnh thổ quốc gia Nam Á này sẽ có hậu quả "nghiêm trọng."

Tuy nhiên, tờ Guardian của Anh đã dẫn lời một số nguồn tin tình báo của Mỹ và Pakistan cho biết, lãnh đạo hai nước này từng đạt được thỏa thuận bí mật, cho phép Mỹ tiến hành hoạt động quân sự trên lãnh thổ Pakistan để tiêu diệt thủ lĩnh của Al Qaeda Bin Laden và người phó là Ayman al-Zawahiri.

Tờ Guardian cho biết, thỏa thuận này đạt được vào cuối năm 2001, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George Bush và cựu Tổng thống Pakistan, Tướng Pervez Musharaf sau khi chiến dịch tấn công vào vùng núi Tora Bora để tiêu diệt bin Laden của Mỹ không thu được kết quả.

Theo tờ báo Anh, thỏa thuận bí mật này kéo dài từ tháng năm 2001 đến thời điểm 6 tháng trước khi ông Musharaf thất bại trong cuộc bầu cử dân sự tháng 2/2008./.

                                                                                  Theo Vietnamnet

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục