Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan tuyên bố giải quyết vụ tranh chấp trên Biển Đông sẽ là một ưu tiên cao đối với ASEAN.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan tuyên bố giải quyết vụ tranh chấp trên Biển Đông sẽ là một ưu tiên cao đối với ASEAN.

ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào cuối năm nay - báo chí khu vực hôm qua dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói.

 

Theo giới phân tích, vào lúc tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, việc hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Trung Quốc và ASEAN đã ký DOC năm 2002 nhằm giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông, với mục tiêu đề ra là hướng tới một bộ luật. Nhưng cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn tránh ký kết một thỏa thuận mang tính ràng buộc.

Trước mắt, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cố gắng đạt được đồng thuận về bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC làm cơ sở cho việc soạn thảo bộ luật.

“Tôi có thể thấy rõ những quyết tâm mạnh mẽ của cả hai phía rằng chúng ta sẽ nỗ lực làm xong văn bản này trong năm nay, trước khi kỷ niệm 10 năm ngày ký kết DOC”, ông Surin Pitsuwan nói khi trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo của Nhật Bản.

“ASEAN và Trung Quốc đã nhận thức được sự cấp thiết phải có bản quy tắc hướng dẫn để có thể giải quyết một cách hòa bình những bất đồng trong vấn đề Biển Đông. Đây là thời điểm quan trọng để ASEAN và Trung Quốc đưa là một tín hiệu cho thế giới, bởi vì vấn đề này gây ra nhiều lo lắng cho cộng đồng quốc tế.

Các nước Đông Nam Á cũng như Trung Quốc có chung trách nhiệm là làm giảm sự lo lắng này, bởi vì Đông Á có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới, trong lĩnh vực kinh tế, hòa bình và an ninh”, ông Pitsuwan nói thêm.

Ông Pitsuwan cũng tỏ ra lạc quan là các bên liên quan sẽ thông qua văn bản quan trọng này vào năm tới, tại Campuchia, đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày ký kết DOC.

Indonesia, trên cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, đã đề nghị bổ sung vào dự thảo bộ quy tắc hướng dẫn một số chi tiết, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các bên và giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Ngày mai, 20/7, các quan chức cao cấp của ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về dự thảo bổ sung này trước khi đệ trình lên hội nghị bộ trưởng Ngoại giao của hai nhóm nước, sẽ họp vào ngày 21/7 tại Bali, Indonesia.

ASEAN đang mở một loạt các cuộc họp cấp cao ở Bali trong tuần này, kể cả một Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tập trung vào các vấn đề an ninh. Ngoài các vị bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia thành viên ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đại diện của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cùng các nước khác cũng sẽ tham dự.

Ông Surin trước đó tuyên bố giải quyết vụ tranh chấp trên Biển Đông sẽ là một ưu tiên cao đối với ASEAN.

                                                  Theo DanTri

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục