Các phi công của hãng hàng không Air France đã mắc phải hàng loạt sai lần trước khi chiếc máy bay mang số hiệu 447 của họ đâm xuống Đại Tây Dương 2 năm trước, làm 228 người thiệt mạng, các nhân viên điều tra Pháp cho biết hôm qua.

       
         
Một mảnh vỡ của máy bay Air France đang được trục vớt hồi tháng 6/2009.

Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 1/6/2009 khi chiếc Airbus 330 đang bay từ Rio de Janeiro, Brazil đi Paris, Pháp. Máy bay đã đâm xuống biển trong điều kiện thời tiết xấu, cướp đi sinh mạng của toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên khoang.

Dựa vào các dữ liệu hộp đen mới được trực vớt từ dưới biển gần đây, Cục Điều tra và phân tích Pháp (BEA), cơ quan chịu trách nhiệm điều tra vụ tai nạn máy bay năm 2009, hôm qua đã công bố một báo cáo chỉ ra nguyên nhân của thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử Air France.

Khi máy bay trục trặc, phi công chính vừa rời khỏi vị trí điều khiển để ra ngoài nghỉ ngơi, hai phi công phụ ít kinh nghiệm hơn đã phớt lờ và không thảo luận các cảnh báo liên tục máy bay bị khựng lại trong 3 phút rưỡi cuối cùng trước khi chiếc Airbus A330 đâm xuống biển, BEA cho biết.

BEA cho hay, báo động máy bay khựng lại đã reo lên nhiều lần và có một lần kéo dài 54 giây, nhưng 2 phi công phụ không hề nhắc đến việc này trong những lời trao đổi ở buồng lái, trước khi máy bay lao xuống biển theo chiều thẳng đứng với vận tốc hơn 2.000 mét/phút.

Cũng theo BEA, các phi công của Air France không được huấn luyện đầy đủ để xử lý với những rủi ro và để điều khiển máy bay mà không cần máy tính.

Ông Jean-Paul Troadec, người đứng đầu BEA, nói rằng “tình thế đó có thể cứu vãn được” trong những phút cuối của máy bay, nếu phi công xử lý đúng.

Báo cáo của BEA cũng nói rằng khi công đã không cảnh báo các hành khách về các sự cố trong khi họ tìm cách kiểm soát máy bay.

BEA cũng kêu gọi huấn luyện phi công tốt hơn để đối phó với những sự cố, đặc biệt là việc huấn luyện về cách thức điều khiển máy bay bằng tay ở trần bay cao.

                                                                             Theo TuoiTre

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục