Dân số thế giới sẽ chính thức đạt mức 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới đây, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). Dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở những vùng kém phát triển như Ấn Độ và châu Phi, đã làm dấy lên nhiều lo ngại về phát triển bền vững.

Chẳng hạn, Nigeria, hiện có 159 triệu người, theo thống kê của UNFPA, có tỉ lệ tăng dân số 2,5% mỗi năm. Với tốc độ đó, quốc gia châu Phi này là nước đông dân thứ bảy trên hành tinh và có thể trở thành đối thủ với những siêu cường dân số như Trung Quốc và Ấn Độ vào cuối thế kỷ này.

“Không thể tưởng tượng được làm sao họ có thể phát triển bền vững với tốc độ tăng như thế”, báo Canada The Star dẫn lời John Bogaarts, phó chủ tịch Tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận Hội đồng dân số có trụ sở tại New York.

Liên Hiệp Quốc đã khiến các nhà dân số học bị sốc khi đưa ra tuyên bố vào tháng 5 rằng do con người sống lâu hơn và đang sinh đẻ nhanh hơn dự kiến, chúng ta sẽ đạt mức 9,3 tỉ người vào giữa thế kỷ và hơn 10 tỉ người vào năm 2100. Để so sánh, dân số thế giới năm 1800 là 1 tỉ người, 1960 là 3 tỉ người và 1999 là 6 tỉ người.

“97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”, các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo.

“Thế giới đang trải qua giai đoạn tăng dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người” - David Bloom, giáo sư kinh tế và nhân khẩu học tại khoa y tế công cộng Đại học Harvard, Mỹ, bình luận.

Các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo hành tinh hiện đang quá tải với sự có mặt ngày càng đông đúc của con người, như Bloom chỉ ra, “97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”.

Tình hình ảm đạm nhất ở châu Phi, nơi “tốc độ tăng quá nhanh đến mức Liên Hiệp Quốc dự báo châu lục này sẽ có thêm 1 tỉ người vào năm 2050 và thêm 3 tỉ người vào năm 2100 - Bogaarts nói - Tức là châu Phi đang tăng dân số rất nhanh và đó là châu lục nghèo nhất. Đây không phải là điều tốt”.

Bất chấp nhiều hứa hẹn tại các hội nghị G8, G20 và Liên Hiệp Quốc, cho đến giờ công tác kế hoạch hóa gia đình vẫn diễn ra chậm chạp. Các thông báo của Liên Hiệp Quốc cho biết tiền tài trợ thiện nguyện cho các biện pháp tránh thai và bao cao su gần như không đổi trong suốt thập niên 1990, chỉ ở mức 238 USD vào năm 2009.

Tuần trước tại Liên Hiệp Quốc, cựu tổng thống Ireland Mary Robinson, giờ là một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ, kêu gọi cộng đồng quốc tế “thực hiện cam kết 17 năm trước ở Hội nghị quốc tế Liên Hiệp Quốc về dân số và phát triển ở Cairo, nơi họ đã đồng ý sẽ đảm bảo phụ nữ trên toàn thế giới có thể tiếp cận các biện pháp tránh thai vào năm 2015”.

Theo UNFPA và Viện Guttmacher, một tổ chức nghiên cứu dân số tại Mỹ, tài trợ cho các biện pháp kế hoạch hóa gia đình hiện đại và đầy đủ trên toàn cầu sẽ tiêu tốn khoảng 6,7 tỉ USD mỗi năm. Nghe thì nhiều nhưng hiện nước Mỹ đang tiêu số tiền tương đương vào cuộc chiến Iraq mỗi tháng, theo con số của cơ quan nghiên cứu quốc hội nước này.

 

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục