Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố đang lên kến hoạch đề nghị Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thiết lập một cơ chế chung về an ninh hàng hải, khi ông tham dự hội nghị này vào tháng tới tại Indonesia - các quan chức Nhật Bản cho biết.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

Theo các quan chức Nhật Bản, sáng kiến này không đơn thuần là một diễn đàn thảo luận, mà là một cơ chế xem xét các biện pháp cụ thể, để bảo đảm vấn đề an ninh trên biển, trong đó có việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Cơ chế mới về an ninh hàng hải này hoạt động trên cơ sở các cuộc họp cấp quan chức cao cấp và chuyên gia đến từ 18 quốc gia thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (gồm 10 nước ASEAN cùng Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, New Zealand, Trung Quốc và Australia).

Tokyo tin tưởng rằng cơ chế này sẽ dẫn đến một khuôn khổ đa phương mới để giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.

Nhật Bản hy vọng là các lãnh đạo 10 nước ASEAN cùng các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, New Zealand, Trung Quốc và Australia sẽ đạt được đồng thuận trên kế hoạch của Nhật Bản, để khởi động cơ chế này và ghi nhận trong bản Tuyên bố chung.

“Nhật Bản tin rằng các cuộc gặp cấp chuyên viên với các quan chức chính phủ cấp cao và chuyên gia 18 nước sẽ dẫn đến một khung đa phương mới để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và các vùng biển lân cận”, hãng tin Kyodo hôm qua dẫn lời một quan chức nói.

“Nếu các nước trong nhóm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đồng ý tổ chức các cuộc họp, các nhà lãnh đạo sẽ có thể thảo luận về việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông mang tính chất ràng buộc”.

Giới quan sát nhận định là sáng kiến mà thủ tướng Nhật Bản dự trù đưa ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tới đây là một cố gắng khác của Tokyo nhằm đối phó với thái độ quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực.

Hôm 28/9, Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp với các đoàn đại biểu của các nước trong ASEAN bàn về tình hình căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông. Cuộc họp cấp Thứ trưởng tập trung thảo luận về nhu cầu đạt được sự đồng thuận về quyền tự do hàng hải chiếu theo luật biển quốc tế.

Nhật Bản đưa ra kêu gọi trên cùng lúc 10 thành viên của ASEAN đang trong quá trình phác thảo các yếu tố chính cho một bộ quy tắc ứng xử thực thụ, nhằm cải thiện bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002.

 

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục