Cuộc khủng hoảng nợ đang “leo thang” tại Châu Âu có thể dẫn tới việc bán tháo tài sản tại Châu Á, khiến các ngân hàng nước ngoài cắt giảm việc cho vay ở khu vực và gây xáo trộn thị trường tiền tệ tại đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân tích.

 

Tăng trưởng của Châu Á đã chậm lại kể từ Quý II năm 2011, IMF phát biểu trong một báo cáo công bố hôm nay 13.10. Cơ quan này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Châu Á xuống còn 6,3% so với mức 6,8% đưa ra hồi tháng 4. Áp lực lạm phát đang đè nặng khắp châu lục vẫn tiếp tục tăng lên khắp châu lục.

“Sự hỗn loạn về tài chính ngày một nghiêm trọng tại khu vực đồng euro và nguy cơ suy thoái tại Mỹ có thể lan tới Châu Á với những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô và tài chính,” IMF nhận định.

Từ năm 2009, các nhà đầu tư từ các nền kinh tế lớn đã thiết lập những vị trí vững chắc tại thị trường Châu Á. Việc các nhà đầu tư này ngưng hoạt động kinh doanh tại đây sẽ dẫn đến sự mất lòng tin, và hậu quả nặng nề sẽ lan truyền từ các thị trường trái phiếu và chứng khoán tới tiền tệ và các thị trường khác, IMF cảnh bảo.

Nguy cơ về một cuộc suy thoái toàn cầu nữa đang khiến các lãnh đạo Châu Á từ Trung Quốc cho tới Indonesia phải ra những động thái bảo vệ tăng trưởng thông qua các biện pháp tài khóa hoặc giảm chi phí vay vốn.

Chỉ số MSCI Asia Pacific Index đã mất 16% trong quý trước, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 và nguy cơ bán tháo hoảng loạng tại khu vực cho thấy không còn nơi nào để ẩn nấp khi các nền kinh tế lớn rơi vào khó khăn.

Theo IMF, các ngân hàng nước ngoài có thể sẽ bán tài sản ở Châu Á, cắt giảm hạn mức tín dụng đối với khu vực và tránh kéo dài thời hạn thanh toán đối với các khoản vay tới hạn nếu họ đối mặt với việc thua lỗ lớn tại quê nhà.

“Việc cắt giảm đó có thể dẫn tới những tác động to lớn đối với các nền kinh tế Châu Á vốn gắn với hệ thống ngân hàng Châu Âu và Mỹ. ”

Các nhà hoạch định chính sách Châu Á đang đối mặt với việc cần phải có những phản ứng cân bằng một cách khéo léo để bảo vệ mình trước các nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong khi vẫn phải kìm chế thiểu lạm phát, IMF cho hay.

Nới rộng tỷ giá hối đoái có thể sẽ giúp các nền kinh tế Châu Á kiểm soát được áp lực lạm phát và tái cân bằng tăng trưởng kinh tế, cơ quan này cho biết.

 

                                                   Theo HaNoiMoi

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục