Với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Mỹ tái khẳng định quan hệ đồng minh bền chặt với Nhật Bản.

 

Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua đã khẳng định như đinh đóng cột: “Cối lõi của mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật chính là yếu tố an ninh”, theo báo Mainichi. Bộ trưởng Panetta cũng đồng ý rằng liên minh hai nước chính là nền tảng cho an ninh tại Thái Bình Dương, và nước Mỹ sẽ luôn là đồng minh vững chắc của Nhật Bản khi đối mặt với những vấn đề an ninh trên bình diện khu vực. Trong cuộc gặp sau đó với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa, hai ông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương trong nỗ lực bảo đảm hòa bình và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.

 
Lực lượng Mỹ - Nhật sát cánh trong một cuộc tập trận chung hồi tháng 3.2010 - Ảnh: Pacaf

Dù là điểm dừng chân thứ 2 trong chuyến hành trình châu Á đầu tiên trên cương vị bộ trưởng quốc phòng của ông Leon Panetta, Nhật Bản luôn giữ vị trí đồng minh cốt lõi của Mỹ tại điểm nóng châu Á. Phát biểu trước các binh sĩ Nhật và Mỹ đồn trú tại căn cứ không quân Yokota, ông Panetta khẳng định tầm quan trọng không thể thay thế được của liên minh Mỹ - Nhật đối với việc duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tờ Yomiuri Shimbun dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng ông tin tưởng quan hệ song phương sẽ chỉ phát triển theo hướng ngày càng chặt chẽ và sâu sắc hơn khi Washington tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực này.

Cũng theo tờ Yomiuri Shimbun, ông Panetta đã lên tiếng chỉ trích thái độ mà ông cho là “khinh suất và đầy khiêu khích” của CHDCND Triều Tiên, và chính sách phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo của nước này. Tương tự, bộ trưởng Mỹ phê phán thái độ thiếu minh bạch của Trung Quốc đối với chương trình hiện đại hóa quân sự quá nhanh chóng, cũng như các hoạt động mạnh mẽ của hải quân Bắc Kinh tại biển Hoa Đông và biển Đông (ngoài khơi Việt Nam). “Mỹ và Nhật sẽ cùng nhau đưa CHDCND Triều Tiên về bàn đàm phán sáu bên, và thuyết phục Trung Quốc đóng vai trò trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, ông nói. Bộ trưởng Panetta cũng ghi nhận những tiến triển tích cực đối với các mục tiêu đã đề ra trong cuộc hội đàm Ủy ban Tư vấn an ninh Mỹ - Nhật từ hồi tháng 6, chẳng hạn như cải thiện sự hợp tác giữa các lực lượng quân sự hai nước, và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phát triển chung như phòng thủ tên lửa, vũ trụ và thế giới ảo.

Chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Panetta diễn ra trùng với thời điểm Mỹ đang cân nhắc khả năng củng cố sự hiện diện quân sự tại châu Á trong tương lai gần, bằng việc tăng cường những chuyến dừng chân của lực lượng tàu chiến thuộc hải quân Mỹ, cũng như lên kế hoạch tập trận thường xuyên hơn với các nước tại châu Á và xung quanh Thái Bình Dương.

 

                                                                     Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục