Hàng triệu người biểu tình khắp Syria phản đối quyết định của Liên đoàn Arập đình chỉ quy chế thành viên của Syria.

Hàng triệu người biểu tình khắp Syria phản đối quyết định của Liên đoàn Arập đình chỉ quy chế thành viên của Syria.

Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên bố quyết định nới rộng quy mô trừng phạt chế độ Damas, trong đó áp đặt những biện pháp này với cả các cá nhân và nhiều tổ chức tài chính, tăng áo lực với chính quyền Syria.

Tiếp theo quyết định của Liên đoàn Arập đình chỉ quy chế thành viên của Syria, trong cuộc họp hôm qua tại Brussels (Bỉ), các ngoại trưởng EU đã bổ danh sách 18 nhân vật, đa số là chỉ huy quân đội, vào sổ đen 56 người trách nhiệm về chính sách đàn áp thường dân Syria.

Ngoài 18 nhân vật mới bị đưa vào danh sách bị cấm visa và bị phong tỏa tài sản cất giấu ở châu Âu, EU còn nới rộng quy mô trừng phạt tài chính cũng như phong tỏa tài sản của 19 tổ chức hoặc công ty của Syria bị xem là nguồn kinh tài của chế độ Damas, trong đó có Ngân hàng thương mại Syria.

Về phía châu Âu, từ nay Ngân hàng đầu tư của châu Âu cũng không được phép tài trợ tín dụng cho Syria cũng như đình chỉ mọi hoạt động yểm trợ kỷ thuật.

Tuy nhiên, các bộ trưởng EU không tính đến khả năng can thiệp bằng biện pháp quân sự với Syria, giống như trường hợp của Libya. Đại diện ngoại giao tối cao của EU, bà Cathrine Ashton, gián tiếp loại trừ giải pháp quân sự theo kiểu Lybia.

Chưa rõ bước kế tiếp sẽ được tiến hành ra sao, nhưng theo Liên đoàn Arập thì các chuyên gia của tổ chức này họp tại Cairo vào hôm qua để nghiên cứu phương án “bảo vệ thường dân Syria” mà theo Liên hợp quốc, số nạn nhân thiệt mạng trong các chiến dịch đàn áp đã lên hơn 3.500 người.

Từ Brussels, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải nhanh chóng tìm ra một biện pháp “bảo vệ dân chúng Syria hiệu quả hơn trước thái độ cứng đầu khát máu của chế độ Damas”.

Theo giới phân tích, chế độ al-Assad đang bị cô lập hơn bao giờ hết. Ngay người chú của Tổng thống là ông Rifaat al-Assad cũng kêu gọi cháu mình ra đi để bảo toàn tính mạng.

Nga tuy tiếp tục bán vũ khí cho Syria và chống cấm vận nhưng, liên tục tiếp xúc với ban lãnh đạo đối lập.

Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh tuy lớn tiếng chỉ trích các biện pháp chế tài của phương Tây, nhưng người phát ngôn bộ ngoại giao hôm qua đã thúc giục Damas thi hành kế hoạch của Liên đoàn Arập, chấm dứt đàn áp, đối thoại với đối lập.

Hôm qua, hai ngày các vụ tấn công sứ quán và cơ quan ngoại giao của Arập Xêút, Qatar và Pháp ở Damas, chính quyền Syria, qua tuyên bố của ngoại trưởng Walid Muallem, đã chính thức xin lỗi.

 

                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục