Mới đây, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã gặp Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) A.Ph.Ra-xmu-xen tại Nhà trắng bàn kế hoạch rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Trong bối cảnh Oa-sinh-tơn cũng tuyên bố sẽ rút hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi I-rắc vào cuối năm nay, nhiều nhà phân tích cho rằng, sau các kế hoạch rút quân này, Mỹ tìm cách điều chỉnh và tái bố trí lực lượng của mình tại khu vực.

 

Việc Oa-sinh-tơn đang tìm kiếm mở rộng quan hệ quân sự với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) (gồm A-rập Xê-út, Cô-oét, Ba-ren, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất và Ô-man) được đánh giá là sự điều chỉnh lực lượng tại vùng Vịnh sau khi Mỹ rút quân khỏi I-rắc. Vừa tiến hành các cuộc đàm phán nhằm duy trì sự hiện diện lớn hơn của các đơn vị chiến đấu bộ binh tại Cô-oét, Mỹ đang xem xét gửi thêm tàu chiến tới khu vực này. Lo ngại những khoảng trống an ninh và sự tăng cường ảnh hưởng từ bên ngoài đối với I-rắc, binh sĩ Mỹ ở Cô-oét được coi là lực lượng tác chiến mới có nhiệm vụ phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra bất ổn an ninh tại I-rắc hoặc có xung đột quân sự với I-ran.

Tại châu Phi, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và cũng là nơi mạng lưới khủng bố An Kê-đa đang mở rộng chi nhánh, Mỹ cũng có những điều chỉnh lực lượng nhằm bảo vệ các lợi ích tại khu vực này. Mỹ quyết định tăng cường lực lượng tại châu Phi sau khi xảy ra hàng loạt vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào các lợi ích của Mỹ và phương Tây. Vụ đánh bom của nhóm Hồi giáo cực đoan Bô-cô Ha-ram vào Trụ sở LHQ ở Thủ đô A-bu-gia của Ni-giê-ri-a hồi tháng 8 làm 24 người chết. Nhóm Hồi giáo An Sa-báp ở Xô-ma-li-a hồi đầu năm nay đã đánh bom tại Thủ đô Cam-pa-la của U-gan-đa làm 76 người chết. Mỹ lo ngại nhóm An Sa-báp có quan hệ với An Kê-đa ở Xô-ma-li-a đã tuyển hàng chục người Mỹ gốc Xô-ma-li-a tham gia các hoạt động khủng bố. Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Phi, tướng C.Ham cũng đã thổ lộ, ông luôn tỉnh giấc vào ban đêm với giấc mơ là một người mang quốc tịch Mỹ, được kinh qua các trại huấn luyện ở Xô-ma-li-a, sau đó tìm cách trở lại tiến công nước Mỹ. Mỹ và châu Âu cũng lo ngại một nhánh của An Kê-đa ở Bắc Phi (AQIM) đang bắt tay với nhóm Bô-cô Ha-ram và An Sa-báp để tung hoành ở châu Phi.

Giữa tháng 10 vừa qua, Mỹ đã đưa 100 quân nhân được vũ trang đầy đủ tới U-gan-đa, đồng thời có kế hoạch triển khai thêm lực lượng ở CHDC Công-gô, CH Trung Phi và Nam Xu-đăng. Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó Ðội quân kháng chiến của Chúa (LRA) bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố.  Lực lượng của Mỹ sẽ làm cố vấn cho các lực lượng đối tác nhằm loại bỏ thủ lĩnh G.Cô-ni của LRA, một tổ chức chuyên hoạt động bắt cóc hàng nghìn người, trong đó có nhiều trẻ em bị chúng buộc phải cầm súng và làm nô lệ tình dục. Tổng thống Ô-ba-ma đã ký một sắc lệnh về giải giáp vũ khí của nhóm này nhằm khôi phục trật tự ở miền bắc U-gan-đa.

Các lực lượng Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo, đào tạo nhằm chống các nhóm vũ trang trên khắp châu Phi, từ Mô-ri-ta-ni ở phía tây, dọc theo bờ Ðại Tây Dương, đến Xô-ma-li-a ở phía đông và dọc theo bờ Ấn Ðộ Dương. Máy bay không người lái của Mỹ đã được tung ra từ quần đảo Xây-xen ở Ấn Ðộ Dương để cung cấp tin tức tình báo. Mỹ đang tiến hành các hoạt động quân sự huấn luyện và cung cấp trang thiết bị chống khủng bố ở các nước như Buốc-ki-na Pha-xô, Sát, Ma-li, Mô-ri-ta-ni, Ma-rốc, Ni-giê, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan và Tuy-ni-di. Tại Xô-ma-li-a, Mỹ đã giúp 9.000 binh sĩ U-gan-đa và Bu-run-đi tham gia chống lực lượng nổi dậy.

Mỹ đang đóng vai trò ngày càng tăng trong các cuộc xung đột ở châu Phi khi Lầu năm góc đã cử tới lục địa Ðen các cố vấn quân sự đặc biệt, máy bay không người lái và đổ hàng chục triệu USD nhằm trợ giúp quân đội các nước khu vực này đối phó các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng, phức tạp và đa chiều. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc triển khai lực lượng Mỹ ở các nước châu Phi là nhằm tăng cường chính sách đối ngoại và lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ tại lục địa giàu tiềm năng này.

 

                                               Theo NhanDan

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục