Tổng tham mưu phó quân đội Trung Quốc - Tướng Mã Hiểu Thiên (phải) và thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flourneoy tham gia cuộc họp.

Tổng tham mưu phó quân đội Trung Quốc - Tướng Mã Hiểu Thiên (phải) và thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flourneoy tham gia cuộc họp.

Trong một động thái trấn an những lo ngại của Bắc Kinh về một “liên minh quân sự tại châu Á” để “ngăn chặn” Trung Quốc, quan chức Quốc phòng Mỹ ngày 8/12 khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự khu vực không nhằm mục đích này.

Tổng tham mưu phó quân đội Trung Quốc - Tướng Mã Hiểu Thiên và thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flourneoy đã đồng chủ tọa vòng hội ý về quốc phòng thường niên tại Bắc Kinh

Trong cuộc họp báo kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung ngày hôm qua, Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy, nhân vật số 3 bộ Quốc phòng Mỹ, khẳng định: “Chúng tôi đã đảm bảo với Tổng tham mưu phó quân đội Trung Quốc - Tướng Mã Hiểu Thiên, và phái đoàn Trung Quốc rằng Mỹ không tìm cách ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ không coi Trung Quốc là đối thủ”.

Về sự hiện diện của lính Mỹ tại Australia, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ giải thích là việc này không nhằm vào Trung Quốc mà chỉ có mục đích tăng cường liên minh quân sự với Canberra.

“Chính quyền Washington muốn tái khẳng định sự hiện của mình trong khu vực để đối phó với các loại thách thức, đặc biệt là những thách thức phi truyền thống”, bà thứ trưởng nói.

Đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ đưa ra giải thích với phía Trung Quốc.

Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Trung lần này diễn ra trong bối cảnh vào giữa tháng 11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công du châu Á, thăm Indonesia và Australia, dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), có nhiều sáng kiến và động thái để mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, như dự án thành lập khu vực tự do mậu Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung Quốc đang lo ngại là sau khi giảm bớt gánh nặng chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, Mỹ tập trung chú ý trở lại châu Á-Thái Bình Dương và bằng chứng cụ thể nhất là việc Mỹ triển khai 2.500 thủy quân lục chiến tại một căn cứ ở phía bắc Australia, tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh ở châu Á là Nhật Bản, Philippines.

Hãng tin Trung Quốc Xinhua dẫn lời ông Mã nói rằng sự kiện cuộc họp 1 ngày diễn ra theo lịch đã định cho thấy cả hai nước có thực tâm về việc duy trì các trao đổi quân sự.

Điều đáng chú ý là một ngày trước khi mở ra đối thoại quốc phòng thường niên giữa hai nước, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 6/112 đã kêu gọi hải quân Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh tổ quốc”.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã đáp lại rằng Trung Quốc “có quyền củng cố sức mạnh quân sự, nhưng phải hành động một cách minh bạch”.

Theo dư luận, trong cuộc đối thoại Quốc phòng ở Bắc Kinh lần này, Mỹ và Trung Quốc không đề cập đến việc phát triển công nghệ quân sự, cho dù trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có một số bước tiến trong lĩnh vực chế tạo tên lửa và hải quân Trung Quốc đã tiến hành chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

 

                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục