Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương mới - Đô đốc Samuel Locklear. (Ảnh: Getty)

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương mới - Đô đốc Samuel Locklear. (Ảnh: Getty)

Với việc bổ nhiệm vị Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương mới trong những ngày cuối cùng của năm 2011, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoàn tất một thông điệp đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Washington tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thay thế vị chỉ huy một lực lượng hơn 300.000 binh sĩ cùng hạm đội tàu chiến, máy bay ở khu vực bờ biển phía Tây nước Mỹ đến biên giới phía Tây Ấn Độ, mục tiêu hàng đầu của Mỹ là xử lý các vấn đề liên quan tới sức mạnh kinh tế-quân sự-an ninh đang nổi lên ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ còn nhiều việc phải làm để dấu ấn trở lại khu vực này thêm rõ nét và mang lại hiệu quả.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia nhân chuyến công du châu Á mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã tái khẳng định vị thế của Washington ở Thái Bình Dương.

Ông nhấn mạnh: “Trên cương vị tổng thống, tôi đã đề ra một quyết định chiến lược có cân nhắc. Với tư cách một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn, lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai của khu vực bằng cách cổ vũ các nguyên tắc cốt lõi cũng như hợp tác chặt chẽ với đồng minh và bạn hữu trong khu vực.” Cùng với những thỏa thuận về quân sự, những động thái tăng cường hợp tác ngoại giao với các đồng minh, thậm chí thay đổi chiến lược tiếp cận với Myanmar - quốc gia lâu nay vẫn là cái gai trong mắt Mỹ, Washington đã chứng tỏ quyết tâm tạo một chương mới cho sự hiện diện lâu dài và hùng mạnh ở khu vực này.

Tuyên bố là vậy, song trên thực tế, những khó khăn về chính trị (đấu đá nội bộ trước cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong năm tới…), kinh tế (suy thoái, lạm phát, thất nghiệp…), an ninh (nguy cơ khủng bố, ngân sách quốc phòng giảm…) khiến nước Mỹ buộc phải có ý chí chính trị mạnh hơn cùng với những bước đi vững chắc mới có thể trở lại châu Á-Thái Bình Dương một cách ngoạn mục. Đây là điều kiện cần và đủ để có thể thuyết phục không ít quốc gia đang nghi ngờ về khả năng của Mỹ trong việc thực hiện chính sách tăng cường can dự ở khu vực này.

Về cơ bản, củng cố quan hệ với các đồng minh sẽ vẫn là trụ cột trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt M. Campbell, cơ sở và ưu tiên số một để nước Mỹ thúc đẩy các lợi ích của mình ở châu Á là duy trì mối quan hệ an ninh hùng mạnh với các đồng minh hoặc đối tác chính trị như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và Singapore.

Mỹ sẽ có những bước đi trong năm tới để bảo đảm việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Thái Lan cho tương xứng và đủ sức đối phó với những thách thức của thế kỷ 21. Tất nhiên, những thỏa thuận đồng minh này, mặc dù đã thành công, vẫn sẽ được nâng cấp để thích nghi với một thế giới đang thay đổi.

Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực là chính sách sẽ được Mỹ chú trọng, vừa tạo điều kiện cho sự tiếp cận dễ dàng của Washington tại khu vực này, vừa giúp giải quyết những vấn đề chung của các bên. Việc Mỹ "chìa tay" với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các đảo quốc Thái Bình Dương là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm bảo đảm một cách tiếp cận toàn diện hơn chiến lược và sự can dự của Mỹ trong khu vực.

Thế “chân vạc” cũng được Mỹ lên kế hoạch với các cuộc tiếp xúc ba bên như Mỹ-Ấn Độ-Nhật Bản; Mỹ-Ấn Độ-Trung Quốc; Australia-Mỹ-Ấn Độ. Rõ ràng, Mỹ đang đề nghị những đối tác đang nổi lên cùng định hình và tham gia vào một trật tự khu vực và toàn cầu mới.

Việc Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau trong thế kỷ 21 cũng là điều quan trọng sống còn. Với Washington, đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất và phức tạp nhất, nhưng lại cần sự ổn định nhất. Trong thời gian tới, có thể Washington và Bắc Kinh sẽ mở các kênh thông tin để hai bên tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Một chương trình hướng tới tương lai trong quan hệ giữa hai nước sẽ là mục tiêu được hai bên thúc đẩy.

Châu Á-Thái Bình Dương sẽ đánh giá Mỹ qua thái độ và cách can dự của Washington tại khu vực này. Chính vì vậy, Mỹ sẽ phải đóng vai trò là một đối tác mở cửa về buôn bán và kinh tế trong khu vực thông qua các Hiệp định tự do thương mại (FTA), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP),… Washington đã có một số sáng kiến mới quan trọng như cử giáo viên tiếng Anh sang các nước khu vực Đông Nam Á để hỗ trợ việc dạy tiếng Anh, thúc đẩy Sáng kiến tiểu vùng sông Mekong. Những sáng kiến đó sẽ góp phần đáng kể để Mỹ tạo thêm những dấu ấn mới trong quá trình hội nhập châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ cũng muốn duy trì ảnh hưởng của mình về an ninh khu vực và sẽ tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa khả năng an ninh. Thỏa thuận quân sự với Australia trong chuyến thăm châu Á vừa qua chỉ là sự khởi đầu. Thế giới sẽ chứng kiến những nỗ lực của Mỹ trong vài tháng tới, thậm chí vài năm tới nhằm đa dạng hóa khả năng quân sự ở nước ngoài thông qua việc gia tăng các căn cứ quân sự.

Có thể thấy Mỹ đang nói nhiều hơn tới việc tái cấu trúc sự hiện diện của mình ở châu Á theo hướng linh hoạt về mặt hoạt động và bền vững về mặt chính trị. Để làm được như vậy, Washington phải chứng minh được tầm quan trọng khi gắn bó với khu vực này, can dự vào châu Á-Thái Bình Dương với tinh thần trách nhiệm, chính sách rõ ràng và minh bạch. Nếu không, những dấu ấn trong năm 2011 sẽ không thể giúp Mỹ tạo ra một bước tiến thực sự trong mối quan hệ với khu vực được coi là viết ra phần lớn lịch sử của thế kỷ 21 này./.

 

                                                                         Theo TTXVN


Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục