Các quan chức EU đã đồng ý trên nguyên tắc nhằm cấm nhập khẩu dầu thô từ Iran để gia tăng áp lực lên nước Cộng hoà Hồi giáo vì chương trình hạt nhân của nước này.

Một nhà máy hoá dầu của Iran tại cảng Assaluyeh, phía nam thủ đô Tehran.
 
Động thái trên dự kiến sẽ chính thức được công bố tại một cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào cuối tháng 1 này.

Mỹ, quốc gia gần đây đã áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung với Iran, hoan nghênh thông tin trên.

Iran đã bác bỏ mối đe doạ về các lệnh trừng phạt mới và phủ nhận cáo buộc của phương Tây rằng nước này đang cố gắng phát triển chương trình bom nguyên tử.

Tehran cũng bác bỏ việc đồng tiền của mình mất giá mạnh so với đồng USD trong tuần này có liên quan tới các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại các ngân hàng của Iran.

Giá dầu trên thị trường quốc gia đã tăng sau khi thông tin về thoả thuận của EU được công bố.

“Chúng tôi sẽ có một cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào ngày 30/1 tới và khi đó tôi hi vọng chúng tôi sẽ đưa ra quyết định về lệnh cấm vận dầu mỏ và xăng từ Iran”, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói.

“Chúng tôi phải đảm bảo với một số đối tác EU đang mua dầu của Iran rằng sẽ cung cấp cho họ bằng các nguồn khác”, ông Juppe nói thêm.

Hôm 3/1, Pháp đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn chống lại Iran.

Tuy nhiên, thậm chí các lệnh trừng phạt được thông qua vào cuối tháng này thì có thể phải mất vài tháng trước khi chúng được áp dụng.

Gia tăng áp lực
 
“Đây là những bước đi mà chúng tôi muốn nhìn thấy không chỉ từ các đồng minh và đối tác thân thiết tại những khu vực như EU mà còn từ các quốc gia trên khắp thế giới”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói.

“Chúng tôi tin rằng điều này sẽ cô lập Iran về mặt kinh tế”, bà Nuland nhấn mạnh.

Hơn một nửa thu nhập của Iran là từ việc xuất khẩu dầu thô. Nếu EU không mua dầu, Iran sẽ phải quay sang các quốc gia châu Á để thay thế thương mại đã mất.

EU hiện nhập khoảng 17% lượng dầu xuất khẩu của Iran.

Mỹ từ lâu đã duy trì các lệnh trừng phạt vốn cấm hầu hết quan hệ thương mại với Iran.

Hồi tháng 11, Mỹ, Canada và Anh thông báo các lệnh trừng phạt mới chống lại Iran sau một báo cáo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nói rằng Iran đã tiến hành các thử nghiệm liên quan tới việc “phát triển một thiết bị hạt nhân”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31/12 đã ký thành luật áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào ngân hàng trung ương và ngành tài chính của Iran.

Nhưng Iran không bị đưa ra Hội đồng Bảo an vì Trung Quốc và Nga phản đối động thái này.

Cho tới nay Hội đồng Bảo an đã thông qua 4 gói trừng phạt chống lại Iran vì từ chối ngừng làm giàu uranium. Uranium làm giàu cáo có thể được đưa vào vũ khí nguyên tử.

Các gói trừng phạt trên bao gồm lệnh cấm cung cấp vũ khí hạng nặng và công nghệ liên quan tới hạt nhân cho Iran, cấm xuất khẩu vũ khí cho Iran và đóng băng tài sản nhằm vào các công ty và cá nhân chủ chốt.

Mới đây, Iran đã thực hiện cuộc gặp trận hải quân kéo dài 10 ngày tại vịnh Péc-xích và bắn thử vài tên lửa. Cuộc tập trận được tổ chức gần eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất thế giới.

Tehran nói rằng cuộc tập trận giả nhằm đóng cửa eo biển đã được thực hiện, mặc dù không có ý định đóng cửa nó.

 

                                                                 Theo Dantri

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục