Cuối tuần qua, các lực lượng Philippines và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập chung chưa từng có tiền lệ nhằm tập dượt việc giành lại các giàn khoan dầu mỏ và khí đốt ở ngoài khơi.

 

 

Một cảnh trong cuộc diễn tập chiếm lại giàn khoan ở mỏ khí đốt Malampaya.

 
Cuộc diễn tập được tiến hành tại hai giàn khoan đang hoạt động ở mỏ khí đốt Malampaya, nằm ngoài khơi bờ biển phía Bắc đảo Palawan.

Chỉ huy cuộc diễn tập bên phía Philippines, Thiếu tướng Hải quân Victor Emmanuel Martir, cho biết hai bên đã cử 70 quân nhân tham gia diễn tập. Phía Mỹ sử dụng các máy bay trực thăng Chinook để chở quân tham gia.

“Cuộc diễn tập có ý nghĩa rất quan trọng,vì hiện tại chính phủ Philippines đang thúc đẩy triển khai kế hoạch thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở những khu vực thuộc chủ quyền của Philippines trên biển Đông”, Thiếu tướng Martir cho biết.

Đây là một phần của cuộc tập trận chung thường niên Balikatan (Vai kề vai) giữa hải quân hai nước diễn ra từ ngày 16-27/4 và được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông sau các vụ đối đầu gần đây giữa tàu tuần duyên của Philippines và tàu hải giám của Trung Quốc.

“Diễn tập giành lại các giàn khoan bị chiếm đóng là một nội dung quan trong, nếu xét đến những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua”, Phó đề đốc Alexander Lopez khẳng định.

Phó đề đốc Alexander Lopez là chỉ huy lực lượng Philippines được giao nhiệm vụ bảo vệ mỏ khí đốt Malampay.

Trong khi đó, các quan chức quân sự Mỹ cho biết việc đưa nội dung diễn tập giành lại giàn khoan dầu khí vào khuôn khổ cuộc tập trận Balikatan năm nay nhằm phản ứng với vụ nổ giàn khoan dầu của BP và các sự kiện tràn dầu ở Vịnh Mehico hai năm trước.

Trung Quốc, Philippines tiếp tục khẩu chiến

Cuộc tập trận Balikatan diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục leo thang sang tuần thứ 3 liên tiếp với các cuộc khẩu chiến từ cả hai bên.

Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines Trương Hoa cáo buộc chính Manila chứ không phải Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

“Trung Quốc đã rất kiềm chế cho đến thời điểm này và không làm trầm trọng thêm hình hình như một số người đã nói”, nhật báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời ông Trương Hoa khẳng định.

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough) trước hết phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu vừa qua, Bắc Kinh không điều tàu hải quân đến vùng biển tranh chấp với Philippines mà chỉ là các tàu dân sự, cho dù hải quân Philippines đã chĩa súng vào các ngư dân của Trung Quốc trước.

“Trung Quốc đã cử một tàu thực thi luật biển và tàu đánh bắt cá lớn đến Hoàng Nham để liên kết với một tàu Trung Quốc khác đối đầu với tàu tìm kiếm và cứu hộ của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philipppines”, ông Trương Hoa xác nhận.

Mặc dù vậy, ông Trương Hoa cũng cho biết Trung Quốc “luôn mở rộng cánh cửa tham vấn hữu nghị" với Philipppines về vấn đề tranh chấp biển đảo.

Trước đó, Manila cáo buộc Bắc Kinh liên tiếp cử các tàu tuần duyên và máy bay tới vùng biển tranh chấp giữa hai nước, ngăn cản hoạt động bảo vệ hợp pháp của tàu tuần duyên Philippines và quấy nhiễu hoạt động của một tàu khảo cứu tại khu vực này.

Hiện tại, tàu “Ngư chính 310” hiện đại nhất của Trung Quốc đang có mặt tại vùng biển gần Scarborough/Hoàng Nham.

 

                                                                          Theo Dantri

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục