Thông tin của giới quân sự Trung Quốc cho hay, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc (ảnh) - hiện đang mang tên Varyag - sẽ có tên mới là Liêu Ninh, theo địa danh một tỉnh của Trung Quốc, nơi tàu được tân trang và đóng quân. Tàu được Trung Quốc mua lại của Ukraina từ cuối những năm 1990.

Tàu sân bay của Trung Quốc đã được đặt tên

Theo một nguồn tin quân sự, tàu sân bay này chỉ được chính thức mang tên mới sau khi đã được tu sửa. Tên của các tàu hải quân ở Trung Quốc thường được đặt theo quy luật nhất định. Tàu tuần tra đặt tên theo tỉnh hành chính hoặc khu tự trị; tàu khu trục và tàu chiến đặt tên thành phố theo kích cỡ từ lớn đến vừa; tàu ngầm đặt theo tên các huyện lỵ; tàu tiếp nhiên liệu theo tên hồ; tàu đổ bộ theo tên núi, tàu rà phá mìn theo tên khu tự trị, còn tàu đổ bộ bộ binh theo tên sông.

Tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc đã dự định đặt tên mới cho tàu sân bay này, trong khi ý kiến trong dân chúng muốn tàu mang tên Mao Trạch Đông, Bắc Kinh hoặc Thị Lang... Các quan chức quân đội Trung Quốc cho biết, tên của con tàu sẽ chỉ được chính thức công bố trong lễ khai trương. Cũng đã có nhiều đề xuất xung quanh việc đặt tên cho chiếc tàu sân bay đầu tiên này.

Ông La Viện - Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc và Phó Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - từng nêu ý đặt tên tàu là Điếu Ngư để “nhấn mạnh quan điểm về chủ quyền” với quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Ông Trịnh Minh - cựu Tổng Cục trưởng Cục Công nghệ và Thiết bị hải quân Trung Quốc - cho biết, ông từng gợi ý đặt tên tàu là “Hoàng Hải”, tuy nhiên việc đặt tên cho tàu sân bay đã được quyết định, không phải đặt theo tên một vùng biển.

Tàu sân bay của Trung Quốc đã trải qua 10 lần chạy thử với lần dài nhất kéo dài 25 ngày trên biển. Con tàu dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Trong những bức ảnh mới nhất chụp ngày 3.9, tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, trên thân tàu xuất hiện số hiệu 16, cho thấy nhiều khả năng tàu sẽ sớm được bàn giao cho hải quân Trung Quốc.

Theo Global Times, từ đầu tháng 8, công việc nâng cấp tàu Varyag đã gần như được hoàn tất để chuẩn bị cho lần thử nghiệm đầu tiên. Chiếc tàu sẽ được dùng cho việc nghiên cứu khoa học, thực hành và huấn luyện. Đồng thời vấn đề nhân sự cũng được các quan chức hải quân Trung Quốc đề cập đến nhiều. Tờ Oriental Morning Post - có trụ sở tại Thượng Hải - dẫn một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Li Xiaoyan - 50 tuổi, thuyền trưởng cao cấp thuộc Hạm đội Nam Hải của quân đội Trung Quốc (PLA) - đã được bổ nhiệm giữ chức thuyền trưởng tàu sân bay này với sự giúp đỡ của 3 thuyền phó.

Tờ báo cho hay, Li và 7 sĩ quan khác đã được huấn luyện tại Học viện Hải quân Quảng Châu từ 2008 trước khi chuyển tới Đại Liên tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, nguồn tin này vẫn chưa được xác định. Một ứng cử viên khác nữa cũng được đồn đoán là sẽ trở thành thuyền trưởng của tàu sân bay là Bo Yaoping, hiện là Phó Hiệu trưởng Học viện Hải quân Đại Liên của PLA.

Chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải quân PLA Li Jie cho biết các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho thuyền trưởng một tàu sân bay rất khắt khe vì các ứng cử viên phải đạt trên 3.000 giờ bay, 800 giờ cất và hạ cánh trên các tàu chiến trên biển và nhiều năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng hải quân. Theo ông Li, “chỉ có một số lượng nhất định các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn tại Trung Quốc, khoảng dưới 20 người cho vị trí này”.

 

                                                                Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục