Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại APEC 20 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại APEC 20 - Ảnh: Reuters

Ngày 9-9, Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga, đã bế mạc và đưa ra tuyên bố chung “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.

 

ITAR-Tass dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết với tuyên bố chung, các lãnh đạo đã nhất trí tự do hóa thương mại, hòa nhập kinh tế và đầu tư là những đầu tàu quan trọng cho tăng trưởng cân bằng, bền vững và mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu. Tuyên bố chung cũng kêu gọi thúc đẩy việc cải thiện điều kiện thương mại, tăng cường hệ thống thương mại đa phương.

Nga - Mỹ cùng tìm về châu Á

Giới chuyên gia nhận định tại Hội nghị APEC 20, cả Washington lẫn Matxcơva đều cho thấy ý định “hướng đông” của mình. RIA Novosti dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết APEC 20 đã đưa ra tín hiệu tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế khi ưu tiên hóa mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương. Ngay tại APEC 20, Nga đã minh chứng cụ thể cho kế hoạch hướng đông của mình bằng hợp đồng ký kết giữa Tập đoàn khí đốt Gazprom với phía Nhật, xây dựng nhà máy sản xuất khí gas hóa lỏng trị giá 7 tỉ USD trên vùng duyên hải Thái Bình Dương của Nga.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết các công ty Mỹ đã đầu tư vào miền Viễn Đông của Nga. “Chúng tôi không có thắc mắc gì về việc Nga đóng vai trò là một quốc gia có trách nhiệm ở châu Á. Chúng tôi hoan nghênh chuyện này và Mỹ muốn thắt chặt hợp tác kinh tế với Nga ở châu Á cũng như vùng Viễn Đông”.

Mỹ vận động tích cực cho COC tại APEC

Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có cuộc gặp với lãnh đạo các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực Đông Nam Á để vận động tích cực cho việc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực này.

AFP dẫn lời Ngoại trưởng Clinton cho biết với tranh chấp ở biển Đông, lãnh đạo các nước tại APEC 20 đã nhận ra rằng không thể để xung đột leo thang bởi điều đó không có lợi cho các nước châu Á, cũng không có lợi cho Mỹ hay phần còn lại của thế giới, mà chỉ làm tăng mối nghi ngờ, sự bất ổn cho khu vực. “Thông điệp của tôi trước sau như một, đó là lúc này là thời điểm mà mọi người nên nỗ lực giảm căng thẳng và tăng cường ngoại giao” - bà Clinton kêu gọi.

Bên lề APEC 20, bà Clinton cũng kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc hạ nhiệt trong tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo sau khi có cuộc thảo luận riêng với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak. “Lợi ích của họ thật sự nằm trong việc cả hai phía hạ nhiệt và cùng làm việc với nhau, theo một cách rõ ràng là tiếp cận bình tĩnh và kiềm chế” - AFP dẫn lời bà Clinton nhấn mạnh.

 

                                                                 Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục