Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc hôm nay 2/10 đã trở lại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông, một tuần sau khi các tàu này rời khu vực và vài ngày sau cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Trung-Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, 4 tàu hải giám đã tiến vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư ngay sau 12h30 ngày 2/10 và phía Nhật đã yêu cầu các tàu rời khu vực.

 
“Tàu tuần tra của chúng tôi đã yêu cầu các tàu ra khỏi vùng biển Senkaku. Song chưa có phản ứng gì” từ phía các tàu Trung Quốc, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho biết 2 tàu khác của Trung Quốc đang tiến gần đến chuỗi đảo, nhưng không ở trong khu vực Nhật cho là vùng lãnh hải của mình.
 
Theo thông tin mới nhất, các tàu hải giám Trung Quốc đã rời đi sau khoảng 6 tiếng ở trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.

 

Đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 tuần tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư và sau cuộc khẩu chiến ngoại giao nảy lửa về chủ quyền quần đảo giữa Trung và Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cho biết chính phủ đã lập tức gửi phản đối tới Trung Quốc về vụ việc mới nhất. “Chúng tôi muốn phía Trung Quốc tự kiềm chế”, ông cho biết với các phóng viên.

 

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc “rất không hài lòng” với động thái của “những nhà cánh hữu Nhật” tiến vào vùng biển quanh quần đảo.

 

“Nếu cứ để không bị kiểm soát, hành động khiêu khích như thế có thể làm phức tạp thêm tình hình và Trung Quốc đang theo dõi sát” sự việc, tuyên bố trên mạng của Bộ Ngoại giao cho hay.

 

Cho tới thứ hai tuần trước, các tàu chính phủ Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp cảnh báo của lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị tối tân của Nhật.

 

Quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật gọi là Senkaku và hiện do Nhật quản lý nằm trong ngư trường dồi dào và trên những hải lộ quan trọng. Lòng biển trong khu vực cũng được cho là có chứa một lượng dầu khí lớn.

 

Tuần trước, các nhà ngoại giao Nhật-Trung tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, đã “khẩu chiến” dữ dội, với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Nhật Bản là “kẻ cắp”.

 

Phó đại sứ Nhật tại Liên hợp quốc Kazuo Kodama khẳng định quần đảo là lãnh thổ hợp pháp của Nhật và “tuyên bố cho rằng Nhật lấy đảo của Trung Quốc là không có cơ sở”.

 

Quá khứ đau buồn thời phát xít Nhật đô hộ Trung Quốc càng làm phức tạp hóa căng thẳng hai nước. Đó là chưa kể đến tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo của Đài Loan.

 

Thứ ba tuần trước hàng chục tàu cá được tàu tuần tra Đài Loan hộ tống đã tiến vào vùng biển, gây ra một cuộc đấu vòi rồng với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật.

 

Căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư đã âm ỉ nhiều thập niên nay, nhưng bùng phát vào đầu năm, khi thị trưởng Tokyo công bố kế hoạch mua quần đảo. Và tiếp sau đó, chính phủ Nhật quốc hữu hóa chúng, với giải thích là để ngăn chặn các kế hoạch thậm chí còn khiêu khích hơn của thị trưởng Tokyo. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách giải thích này và hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra trên khắp các thành phố Trung Quốc. Có lúc các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực, phá hoại các công ty làm ăn tại Nhật. Vụ việc đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

 

 

                                                                                Theo Dân Trí

 
 

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục