Tổng thống Pháp Francois Hollande (bên phải) và ông Manuel Valls (bên trái), Thủ tướng vừa được bổ nhiệm.

Tổng thống Pháp Francois Hollande (bên phải) và ông Manuel Valls (bên trái), Thủ tướng vừa được bổ nhiệm.

Ngày 31-3, Tổng thống Pháp Francois Hollande bổ nhiệm ông Manuel Valls, Bộ trưởng Nội vụ, làm Thủ tướng thay cho ông Jean-Marc Ayrault. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi đảng cầm quyền PS thất bại trong cuộc bầu cử địa phương.

 

Phát biểu trên truyền hình, tối 31-3, Tổng thống Pháp nói rằng, mục tiêu chính đối với chính phủ mới là thực hiện "thỏa thuận trách nhiệm" nhằm giảm bớt các khoản đóng góp bắt buộc của các doanh nghiệp để tuyển dụng thêm lao động.

Cuộc bầu cử địa phương đã kết thúc, với thắng lợi lớn thuộc về phe cánh hữu. Con số kỷ lục là 155 thành phố đã tuột khỏi tầm kiểm soát của PS và sẽ do cánh hữu nắm quyền. Đây được coi là kết quả thất vọng chưa từng xảy ra trong nền cộng hòa thứ 5 của Pháp đối với một đảng cầm quyền.

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống 2012, chính phủ của Tổng thống Hollande luôn bị chỉ trích về sự điều hành yếu kém dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng, thâm hụt ngân sách chưa được giải quyết và quan trọng hơn cả là đời sống của người dân ngày càng khó khăn. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng chưa có kết quả. Chính vì vậy, cử tri đã dùng lá phiếu "trừng phạt" để cảnh báo.

Ngay sau khi có kết quả bầu cử địa phương, Tổng thống Hollande chịu rất nhiều sức ép về việc thay đổi nội các. Các đài, báo Pháp đưa rất nhiều tin và bài bình luận về thất bại trên diện rộng của PS, cho rằng Tổng thống Hollande không còn sự lựa chọn nào khác là thay đổi bộ máy lãnh đạo, nhưng phải chứng tỏ hiệu quả và cụ thể hơn trong hành động. Có như vậy, Tổng thống Hollande mới hy vọng thoát khỏi nguy cơ mất thêm niềm tin của cử tri trong các cuộc bầu cử sắp tới, đặc biệt là bầu cử Nghị viện châu Âu.

Dư luận Pháp còn cho rằng, chính phủ phải huy động mọi nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như nạn thất nghiệp, đời sống đi xuống của người dân và các chính sách phải vì mục đích ổn định xã hội.

Trong suốt ngày 31-3, Tổng thống Hollande có các buổi họp riêng với ông Jean Marc Ayrault và ông Manuel Valls. Trước khi ông Hollande lên phát biểu trên truyền hình, có thông tin về việc Thủ tướng tướng Jean Marc Ayrault đã nộp đơn từ chức.

Tổng thống Pháp thừa nhận: "Qua hai vòng bầu cử địa phương, chúng tôi đã thấy rõ thông điệp bày tỏ sự không hài lòng và thất vọng của cử tri. Thông điệp này đã được gửi tới cá nhân tôi và tôi phải có trách nhiệm trả lời. Sự phục hồi của nước Pháp là yêu cầu bắt buộc. Đã đến lúc chúng ta phải có bước đi mới. Tôi bổ nhiệm ông Manuel Valls, người có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, vào vị trí lãnh đạo chính phủ. Tôi tin rằng, nội các mới sẽ gắn kết, hiệu quả và làm hết khả năng vì nước Pháp".

Tổng thống Hollande cho rằng, ông Jean-Marc Ayrault đã làm hết khả năng giúp nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng.

Ngày 1-4, ông Manuel Valls sẽ nhậm chức và bắt đầu tiến hành cải tổ nội các.

 

                                                                     Theo Báo ND

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục