Chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17 đang thực hiện hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở độ cao 10.000 m ngày 17-7 và rơi xuống miền đông Ucraina, gần thành phố Chakhtarsk khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

 

Trong buổi họp báo tổ chức ở sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan, đại diện Hãng hàng không Malaysia cho biết: Chuyến bay MH17 cất cánh ở sân bay Schiphol lúc 11h15 (giờ Paris). Cơ quan kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với máy bay vào lúc 13h15 (giờ Paris). Có 283 hành khách và 15 phi hành đoàn trên chuyến bay MH17. Phần lớn hành khách trên chuyến bay là người mang quốc tịch Hà Lan (154 người).

Cũng theo đại diện của hãng hàng không Malaysia, trong số các hành khách trên chuyến bay còn có 27 người mang quốc tịch Australia, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 6 người Anh, 4 người Đức, 3 người Bỉ, 3 người Philippines và một người Canada. Hiện vẫn còn 47 hành khách đang được xác minh quốc tịch.

Ở địa điểm máy bay rơi giữa thành phố Chakhtarsk và Grabove, một khu vực do lực lượng tự vệ địa phương kiểm soát, không có nhiều cơ hội để tìm thấy những người sống sót trong đống mảnh vỡ cháy đen. Lực lượng tự vệ tuyên bố họ đã sẵn sàng ngừng bắn tạm thời để các lực lượng cứu hộ và y tế thu gom thi thể của các hành khách xấu số.

Chính phủ Ucraina cho biết họ đã sẵn sàng mở một “hành lang nhân đạo”. Các nhân viên tham gia cứu hộ cho biết các phần thi thể của các hành khách rơi trong vòng bán kính 15 km. Vùng không lưu của khu vực đã bị đóng cho tới khi có lệnh mới.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đề nghị mở một cuộc điều tra quốc tế để tìm ra nguyên nhân của vụ máy bay gặp nạn.

Ngay sau khi có thông tin về vụ máy bay MH17 rơi, có rất nhiều giả thuyết đưa ra về các kịch bản của thảm họa này. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, máy bay MH17 có thể đã bị bắn hạ chứ không phải tai nạn. Các quan chức Mỹ phát biểu trên tờ The New York Times rằng có thể máy bay đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ dẫn theo nguồn tin của hãng Interfax. Có giả thuyết khác đưa ra rằng máy bay MH17 đã va chạm với một máy bay khác và bị rơi.

Trong khi đó, Chính phủ Ucraina và lực lượng tự vệ địa phương đã đổ lỗi cho nhau đã gây ra thảm họa trên.

Tổng thống Ucraine Petro Porochenko tuyên bố đây là một “hành động khủng bố” cho rằng không loại trừ việc máy bay đã bị bắn hạ, trong khi đó khẳng định rằng lực lượng vũ trang Ucraina không tham gia vào việc này. Quân đội Ucraina không dùng tên lửa đất đối không kể từ khi bắt đầu triển khai chiến dịch chống lực lượng tự vệ địa phương vì lực lượng này không có máy bay.

Cũng trong tối 17-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định rằng Ucraina phải chịu trách nhiệm về thảm họa này vì thảm họa này đáng lẽ đã không xảy ra nếu hòa bình được thiết lập trên đất nước Ucraina, nếu các chiến dịch quân sự không diễn ra.

 
 
                                                                          Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục