Ngày 28-8, Bộ Công thương cho biết, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 (AEM-46) và các hội nghị liên quan đã diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28-8 tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar)

 

Đây là hội nghị quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN và các nước đối tác trao đổi, thảo luận về tình hình hợp tác kinh tế trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước đối tác, chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan vào tháng 11 tới.

Trong khuôn khổ Hội nghị AEM-46, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng đã tham dự Hội nghị Hội đồng Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) lần thứ 28; Hội nghị Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) lần thứ 17; Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 12; Hội nghị tham vấn giữa ASEAN và các đối tác là Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, New Zeland, Australia và Trung Quốc

Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đối tác đã ký bảy văn kiện trọng là: Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN - Ấn Độ và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN - Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện; Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ chín trong khuôn khổ Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS); Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zeland (AANZFTA); Chỉ thị ASEAN về Thiết bị y tế (AMDD) và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN.

Các Bộ trưởng thống nhất khẳng định ASEAN cần tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Đến nay, ASEAN đã thực hiện được 82,1% các biện pháp ưu tiên đề ra năm 2013 theo Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh 2012 nhằm xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Việt Nam là một trong hai nước có mức độ thực hiện cao nhất, đạt 90%.

 

                                                                  Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục